Các chế độ của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện
1. Luật sư tư vấn về pháp luật bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một trong những chế độ quan trọng của chế độ an sinh, nhằm đảm bảo quyền lợi tối đa của người tham gia. Báo hiểm xã hội tự nguyện là loại bảo hiểm xã hội mà người tham gia có nhu cầu đóng dựa trên thu nhập của mình nhằm tích lũy một khoản tài chính để hỗ trợ cuộc sống khi về hưu hoặc không còn khản năng lao động, không làm việc.
Tuy nhiên, cơ chế thực hiện về bảo hiểm xã hội tự nguyện còn mang tính chồng chéo, chưa được quy định, hướng dẫn cụ thể. Điều này gây khó khăn đối với người mong muốn tham gia, người tham gia. Việc lúng túng trong quá trình giải quyết các vấn đề phát sinh liên quan đến các vấn đề bảo hiểm xã hội của mình ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đang của mình.
Vậy, chúng tôi khuyên bạn nên có sự tìm hiểu kỹ càng về các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội tự nguyện. Nếu bạn không có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ qua tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn về các vấn đề mình đang vướng mắc.
2. Tư vấn về bảo hiểm xã hội tự nguyện
Câu hỏi: Thưa luật sư, Tôi muốn tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện cho vợ tôi. Xin cho biết chế độ hưu trí đối với những người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện như thế nào và có bao gồm bảo hiểm y tế như người tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc không? quy định thế nào? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 có quy định:
“2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.”
Như vậy, nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện thì vợ bạn chỉ được hưởng chế độ hưu trí và chế độ tử tuất. Bảo hiểm xã hội tự nguyện không bao gồm bảo hiểm y tế, nên vợ bạn sẽ không được hưởng các chế độ về bảo hiểm y tế.
Về chế độ hưu trí của bảo hiểm xã hội tự nguyện, điều kiện hưởng lương hưu được quy định tại Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 như sau:
“Điều 73. Điều kiện hưởng lương hưu
1. Người lao động hưởng lương hưu khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi;
b) Đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.
2. Người lao động đã đủ điều kiện về tuổi theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều này nhưng thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 20 năm thì được đóng cho đến khi đủ 20 năm để hưởng lương hưu.”
Mức hưởng lương hưu hàng tháng theo Điều 74 Luật Bảo hiểm xã hội 2014:
“Điều 74. Mức lương hưu hằng tháng
1. Từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành cho đến trước ngày 01 tháng 01 năm 2018 mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này tương ứng với 15 năm đóng bảo hiểm xã hội; sau đó cứ thêm mỗi năm thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
2. Từ ngày 01 tháng 01 năm 2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 73 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này và tương ứng với số năm đóng bảo hiểm xã hội như sau:
a) Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;
b) Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.
Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản này được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.
3. Việc điều chỉnh lương hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 57 của Luật này.”
Trường hợp vợ bạn có thời gian đóng bảo hiểm cao hơn số năm tương ứng với 75% lương hưu thì vợ bạn còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu theo quy định tại Điều 75 Luật Bảo hiểm xã hổi 2014:
“Điều 75. Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
1. Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
2. Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.”
-----------------
Câu hỏi thứ 2 - Tham gia BHXH tự nguyện có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con không?
Chào luật sư ! Cho em hỏi về vấn đề hưởng BHXH thai sản và đóng BHXH tự nguyện Em vào làm công ty tháng 4/2017 tham gia BHXH tháng 5/2017 và hiện tại em đang có thai 4 tháng. Vì lí do sức khoẻ yếu nên em nghỉ việc vào cuối tháng 11/2017 nhưng không viết đơn. Tính tới thời điểm đóng BHXH đến khi nghỉ việc thì em đã tham gia bảo hiểm được 6 tháng. Vậy đến khi sinh là tháng 5/2018 em có được hưởng chế độ thai sản không và nếu từ khi em nghỉ em có thể đóng tiếp BHXH cho đến khi sinh và vó được hưởng chế độ thai sản khi đóng BHXH tự nguyện không ạ. Em cảm ơn !
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
>> Điều kiện hưởng chế độ thai sản
Theo quy định, NLĐ đóng BHXH bắt buộc từ đủ 6 tháng trở lên trong vòng thời gian 12 tháng trước thời điểm sinh con thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Trường hợp của chị, nếu chị sinh con vào tháng 5 năm 2018 (tháng 5 đã nghỉ việc nên không đóng BHXH bắt buộc) thì trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh (từ tháng 5 năm 2017 tới hết tháng 4 năm 2018) chị đóng từ đủ 6 tháng BHXH bắt buộc trở lên thì đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.
Lưu ý: Bảo hiểm tự nguyện chỉ có 2 chế độ: hưu trí và tử tuất vậy nên nếu chị đóng BHXH tự nguyện thì không được cộng dồn vào thời gian đã tham gia BHXH bắt buộc trong vòng 12 tháng trước khi sinh để tính hưởng chế độ thai sản.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất