Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Bình quân tiền lương được hưởng khi về hưu tính như thế nào?

Chế độ hưu trí là chế độ nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động vì đây là chế độ đảm bảo khi người lao động đã hết tuổi lao động nhưng vẫn sẽ nhận được một khoản tiền hưu trí hàng tháng.

1. Luật sư tư vấn pháp luật bảo hiểm xã hội

Trong quá trình tư vấn pháp luật cho khách hàng công ty Luật Minh Gia nhận thấy có rất nhiều khách hàng có nhu cầu tư vấn liên quan đến chế độ hưu trí. Hiện nay, pháp luật có quy định cụ thể về chế độ hưu trí nhưng có sự phân biệt giữa điều kiện nghỉ hưu của nam và nữ. Đồng thời các vấn đề liên quan đến chế độ hữu trí cũng được quy định trong nhiều loại văn bản khác nhau dẫn đến việc kiểm tra các quy định gây nhiều khó khăn cho khách hàng.

Để được tư vấn cụ thể các vấn đề liên quan đến chế độ hưu trí của người lao động khi tham gia bảo hiểm xã hội, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty Luật Minh Gia theo các hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ với Tổng đài 1900.6169 để được hỗ trợ tư vấn cụ thể các vấn đề mình đang gặp vướng mắc.

2. Cách tính bình quân tiền lương hưu khi về hưu

Câu hỏi: Chào luật sư, cho tôi hỏi về bình quân tiền lương làm căn cứ tính khi về hưu như sau: Khi tôi đến tuổi về hưu thì lương hưu bằng 75% bình quân 5 năm cuối tính tiền lương hưu tính từ hệ số lương nhân với lương tối thiểu của từng bậc trong 5 năm (60 tháng). hay là từng tháng trong khoảng thời gian 5 năm (60 tháng) ghi trong sổ bảo hiểm xã hội? Quy định cụ thể thế nào mong được tư vấn?

 Bình quân tiền lương được hưởng khi về hưu tính như thế nào?

Bình quân tiền lươn

Trả lời: Cảm ơn bác đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Về mức lương hưu được hưởng

Điều 52 Luật bảo hiểm xã hội 2012 có quy định về mức lương hưu hằng tháng khi đủ điều kiện hưởng lương hưu:

"1. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 50 của Luật này được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 58, Điều 59 hoặc Điều 60 của Luật này tương ứng với mười lăm năm đóng bảo hiểm xã hội, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.

2. Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 51 của Luật này được tính như quy định tại khoản 1 Điều này, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.

3. Mức lương hưu hằng tháng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung".

Theo đó, mức lương hưu của bác sẽ được tính theo quy định trên. Và mức tối đa phần trăm bình quân lương hưu được hưởng thì sẽ không quá 75%.

Về cách tính bình quân tiền lương

Trường hợp của bác tham gia bảo hiểm xã hội từ trước ngày 1/1/1995 nên sẽ tính bằng bình quân tiền lương đóng BHXH của 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu theo quy định tại điều 58 Luật bảo hiểm xã hội 2012:

"Điều 58. Mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần đối với người lao động tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của năm năm cuối trước khi nghỉ hưu".

Bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là trung bình mức lương của tất cả những tháng đóng bảo hiểm xã hội (trong 5 năm cuối) mà đơn vị bác đã đăng ký với cơ quan Bảo Hiểm Xã Hội.

>> Tư vấn thắc mắc về chế độ hưu trí, gọi: 1900.6169

-------------

Câu hỏi thứ 2 - Tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ hưu trí?

Tôi xin nhờ luật sư tư vấn giúp nội dung sau:Vợ tôi là giáo viên công lập thuộc, từ 02/1980 đến 9/2011 thì về hưu (31 năm 7 tháng). Nhưng trong bảng tính bính quân lương hưu của vợ tôi, chỉ được tính có 3 tháng thâm niên vaò đó thôi (tức tháng 6,7,8/2011).Phụ cấp thâm niên nhà giáo được tính từ tháng 5/2011. Theo một số người nói thì lương hưu của cô ấy phải được tính cả 5 năm cuối tức 60 tháng cuối, tức phải  tính 60 tháng có phụ cấp thâm vào đó chứ không phải chỉ có 3 tháng. Vậy có đúng không ? Vì chúng tôi không dành lắm. Tôi nhờ luật sư tư vấn giúp đúng, sai và cách giải quyết để đỡ thiệt thòi.Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 về mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm. Cụ thể:

Điều 62. Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần

1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:

a) Tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

...

Theo đó, vì vợ ban có thời gian đóng bảo hiểm trước năm 1995 nên để tính tiền lương hưu sẽ được xác định bằng cách tính trung bình tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của  cả 5 năm cuối trước khi nghỉ hưu. Liên quan tới phụ cấp thâm niên nhà giáo thì cần xác định vợ bác đủ điều kiện hưởng từ thời điểm nào thì chỉ tính tiền lương tháng đóng bảo hiểm cộng phụ cấp thâm niên nghề giáo từ thời điểm được hưởng phụ cấp, chứ không được tính cộng phụ cấp thâm niên trong thời gian tính bình quân lương tháng đóng bảo hiểm của 60 tháng được.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo