Lại Thị Nhật Lệ

Biển cấm dừng, đỗ là gì? Vi phạm dừng đỗ bị xử lý thế nào

Hiện nay vấn đề dừng, đỗ xe lấn chiếm đường giao thông trở thành một vấn đề khá phổ biến, đặc biệt ở những khu vực thành thị nơi mật độ phương tiện lớn cũng như hệ thống giao thông dày đặc từ đó gây nên tình trạng mất an toàn cho các phương tiện khi tham gia giao thông. Chính vì những nguyên nhân trên mà có những quy định về khu vực cấm dừng, đỗ xe để giảm thiểu tình trạng lấn chiếm long đường. Vậy để hạn chế việc vi phạm các quy định về dừng, đỗ xe thì chúng ta cần nhận biết được biển cấm dừng, đỗ xe đối với mỗi khu vực.

1. Biển cấm, dừng đỗ xe là gì?

Thứ nhất, theo quy định của Luật giao thông đường bộ 2008 thì khái niệm dừng, đỗ xe được hiểu như sau. Dừng xe là lúc xe dừng đỗ nhanh có giới hạn về thời gian. Người lái chỉ dừng trong thời gian ngắn rồi di chuyển đi ngay. Điều kiện của dừng xe là người điều khiển vẫn ngồi trên xe, xe vẫn nổ máy, có bật đèn cảnh cáo. Tại một số nơi có đặt biển báo cấm đỗ xe thì người lái vẫn được dừng xe nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Đỗ xe là tình trạng xe đã ngừng hẳn không có giới hạn về mặt thời gian. Người lái có thể ngồi trên xe hoặc rời xe sau khi đã tắt máy. Tại các khu vực có biển báo cấm dừng đỗ xe thì tuyệt đối không được đỗ xe.

Thứ hai, về việc nhận biết biển cấm, dừng đỗ xe. Biển báo cấm dừng và đỗ xe thuộc nhóm biển báo cấm số hiệu 130 là biển báo được đặt tại các địa điểm cấm các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe. Biển báo có hiệu lực với tất cả các phương tiện xe cơ giới dừng và đỗ xe tại điểm có đặt biển báo, trừ các phương tiện được ưu tiên theo quy định của nhà nước.

Hình dạng biến báo cấm dừng và đỗ xe có dạng hình tròn, nền màu xanh dương, viền biển báo được sơn màu đỏ. Biển báo cấm dừng và đỗ xe được chia thành 4 phần bởi 2 vạch kẻ chéo màu đỏ. Biển báo được làm từ vật liệu tôn mạ kẽm và có màn phản quang. Độ dày của biển báo được quy định là từ 1.2 mm đến 1.5 mm.

+ Biển bảo P131a - P131b - P131C: Cấm đỗ xe

Ngoài biển cấm dừng và đỗ xe, trong hệ thống biển báo giao thông Việt Nam còn có thêm các biển cấm đỗ xe. Biển báo cấm đỗ xe được chia làm 3 loại biển báo con là biển báo 131a, 131b, 131c. Mỗi loại biển báo lại có những đặc điểm và ý nghĩa khác nhau:

+ Biển báo số hiệu 131a: Đây là loại biển báo có dạng hình tròn với nền màu xanh dương, được viền đỏ và được chia thành 2 phần bởi 1 đường kẻ góc trên phần bên trái đến góc dưới bên phải. Biển 131a có ý nghĩa là nghiêm cấm các phương tiện giao thông đỗ xe ở các đoạn đường có lắp đặt biển báo này, ngoại trừ phương tiện ưu tiên theo quy định nhà nước. Nếu người điều khiển phương tiện giao thông không chấp hành theo đúng quy định của biển báo sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật.

+ Biển báo cấm đỗ xe hiệu 131b

Biểu được thiết kế hình tròn nền xanh dương và có đường viền màu đỏ. Phần giữa biển báo này có 1 vạch kẻ dọc sơn màu trắng được chia ra thành hia phần với một đường kẻ từ góc trên bên trái xuống dưới bên phải. 131b là cấm đỗ xe ngày lẻ của tháng, ngoại trừ phương tiện ưu tiên theo quy định của nhà nước.

+ Biển cấm đỗ xe hiệu 131c

Biến cấm đỗ xe số hiệu 131c được thiết kế hình tròn có viền đỏ và nền màu xanh dương. Ở chính giữa biển báo có 2 vạch trắng được kẻ dọc xuống và được chia ra làm hai phần với 1 đường thẳng kẻ từ góc phía trên góc trái đến góc phía dưới bên phải. Ý nghĩa của biển báo 131c là nghiêm cấm tất cả các phương tiện giao thông đỗ xe tại con đường có lắp đặt biển báo này trong các ngày chẵn của tháng. Ngoại trừ các phương tiện được ưu tiên theo quy định của nhà nước.

2. Xử lý vi phạm dừng, đỗ xe

Theo quy định tại Điểm b Khoản 4 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP thì hành vi dừng, đỗ xe tại những nơi có biển báo cấm dừng, đỗ sẽ bị xử phạt với mức xử phạt như sau:

“4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

b) Dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

…”

Ngoài ra, theo quy định tại Khoản 4 Điều 18 Luật Giao thông đường bộ 2008 thì người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau:

“4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ.

…”

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn