Bị xử lý kỷ luật cảnh cáo có thuộc trường hợp tinh giản biên chế?
Trả lời: Chào chị, cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi. Với câu hỏi của chị chúng tôi xin được tư vấn như sau: Theo điều 2 Nghị định 108/2014/NĐ – CP quy định về Chính sách tinh giảm biên chế thì đối tượng áp dụng của nghị định bao gồm:
“1. Cán bộ, công chức từ Trung ương đến cấp xã;
2. Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập;
3. Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động không xác định thời hạn quy định tại Nghị định số 68/2000/NĐ-CP ngày 17 tháng 11 năm 2000 của Chính phủ về thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp và theo các quy định khác của pháp luật.
4. Chủ tịch công ty, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc, Kế toán trưởng, kiểm soát viên trong các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước hoặc do tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội làm chủ sở hữu (không bao gồm Tổng Giám đốc, Phó Tổng Giám đốc, Kế toán trưởng làm việc theo chế độ hợp đồng lao động).
5. Những người là cán bộ, công chức được cơ quan có thẩm quyền cử làm người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước.
6. Người làm việc trong biên chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao tại các hội.”
Căn cứ Điều 7 Nghị định 108/2014/NĐ – CP:
“Các trường hợp chưa xem xét tinh giản biên chế
1. Những người đang trong thời gian ốm đau có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
2. Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi.
3. Những người đang trong thời gian xem xét kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.”
Như vậy nếu người đó đã bị xử lý kỷ luật ở mức cảnh cáo rồi nghĩa là không còn trong thời gian xem xét kỷ luật nữa nên vẫn là đối tượng của Nghị định 108/2014/NĐ - CP
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất