Luật sư Trần Khánh Thương

Bị sa thải có được hưởng trợ cấp thôi việc không?

Trợ cấp thôi việc được xác định là khoản trợ cấp mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động đã thường xuyên làm việc cho đơn vị từ đủ 12 tháng trở lên khi hợp đồng lao động giữa hai bên chấm dứt. Vậy trong những trường hợp nào thì người lao động sẽ không được xem xét hưởng trợ cấp thôi việc?

Câu hỏi 1:

Xin chào Luật Minh Gia tôi có một ít vấn đề muốn hỏi về luật lao động. Thưa Luật Minh Gia hôm 20-5 tôi có xin nghỉ phép để về quê, thời gian xin nghỉ của tôi là từ 20-5 đến 5-6 nhưng do về quê chưa thu xếp xong công việc gia đình. Nên tôi mới gọi điện vào văn phòng xin nghỉ thêm một tuần nữa nhưng không được sự đồng ý của giám đốc nhưng tôi vẫn nghỉ. Đến khi tôi trở lại làm việc thì đã bị chấm dứt hợp đồng. Tôi bị chấm dứt hợp đồng như vậy có được hưởng trợ cấp thôi việc không thưa luật sư?

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Thứ nhất, quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ của người sử dụng lao động:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn xin nghỉ thêm một tuần nữa nhưng không được sự đồng ý của công ty mà bạn vẫn nghỉ. Như vậy, bạn đã tự ý nghỉ việc 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

Căn cứ theo quy định tại điểm e Khoản 1, Khoản 3 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 thì trường hợp người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên thì người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ mà không phỉa báo trước cho người lao động.

Như vậy, sau khi bạn trở lại làm việc thì công ty chấm dứt hợp đồng lao động là đúng quy định của pháp luật.

Thứ hai, trường hợp bị chấm dứt HĐLĐ có được hưởng trợ cấp thôi việc?

Theo quy định tại Điều 46 BLLĐ 2019 quy định về điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc cũng như mức hưởng thì:

Điều 46. Trợ cấp thôi việc

1. Khi hợp đồng lao động chấm dứt theo quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9 và 10 Điều 34 của Bộ luật này thì người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương, trừ trường hợp đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 36 của Bộ luật này.

2. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm.

3. Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 06 tháng liền kề theo hợp đồng lao động trước khi người lao động thôi việc.

4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Do bạn bị đơn phương chấm dứt HĐLĐ theo quy định tại điểm e Khoản 1 Điều 36 Bộ luật lao động 2019 nên theo quy định tại khoản 1 Điều 46 nêu trên thì bạn không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thôi việc.

----

Câu hỏi 2:

Cơ quan quan em là đơn vị sự nghiệp công lập, bên em có hoạt động dịch vụ bên ngoài. Hiện tại muốn ký hợp đồng với tất cả các bạn cộng tác viên để tham gia bảo hiểm cho các bạn ấy. Nếu như ký hợp đồng lao động thì về tiền lương bên em sẽ thỏa thuận lương nhưng không thấp hơn tối thiểu vùng hay phải tính theo bậc lương, hệ số lương theo nhân viên trong cơ quan. Do các bạn cộng tác viên bằng cấp họ không đồng điều: trung cấp, đại học, cao đẳng. Tính lương theo cách nào và theo quy định nào. Em xin cảm ợn!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Luật Minh Gia, sau khi nghiên cứu trường hợp của bạn chúng tôi đưa ra nội dung tư vấn như sau:

Trong trường hợp này, cơ quan của bạn là đơn vị sự nghiệp công lập hiện tại muốn ký hợp đồng lao động với các bạn cộng tác viên, theo quy định tại Điều 90 BLLĐ 2019 thì tiền lương của người lao động được xác định như sau:

Điều 90. Tiền lương

“1. Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

2. Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.

3. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”.

Như vây, tiền lương sẽ do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận dựa trên tính chất công việc cũng như trình độ, chuyên môn của từng người lao động và đảm bảo trả lương bình đẳng, không phân biệt giởi tính đối với người làm động làm cùng một công việc.  Nguyên tắc xác định tiền lương là dựa vào mức lương theo công việc, chức danh và phụ cấp lương cũng như các khoản bộ sung khác. Mức lương theo công việc và chức danh được xác định không được thấp hơn mức tối thiểu vùng (mức lương tối thiểu vùng được quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169