Cao Thị Hiền

Bị công an triệu tập làm việc có quyền thuê luật sư không?

Khi cần xác minh vụ việc, công an thường mời các đối tượng có liên quan lên để lấy thông tin hoặc thực hiện hoạt động nào đó xác minh có liên quan tới một vụ việc thường gửi giấy triệu tập. Đây là biểu mẫu tố tụng được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự. Câu hỏi đặt ra là khi bị cơ quan công an triệu tập làm việc thì có quyền thuê luật sư không? Luật Minh Gia sẽ giải đáp qua bài viết dưới đây.

1. Các trường hợp bị cơ quan công an gửi giấy triệu tập

Giấy triệu tập là biểu mẫu tố tụng hình sự được sử dụng trong hoạt động tố tụng hình sự và chỉ có cơ quan điều tra hoặc cơ quan khác trong cơ quan công an nhân dân được giao nhiệm vụ sử dụng giấy triệu tập để tiến hành một số hoạt động điều tra mới.

Các trường hợp bị triệu tập:

Điểm d khoản 1 Điều 37; khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về người bị tố giác, kiến nghị, khởi tố phải có mặt theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố; có mặt theo giấy triệu tập của điều tra viên.

Điểm a khoản 3 Điều 60 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: bị can là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Bị can phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điểm a khoản 3 Điều 61 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị tòa án quyết định đưa ra xét xử. Bị cáo phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án.

Điểm a khoản 4 Điều 62 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra. Bị hại phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điểm a khoản 3 Điều 63 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: nguyên đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức bị thiệt hại do tội phạm gây ra và có đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại. Nguyên đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng và chấp hành quyết định; yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điểm a khoản 3 Điều 64 Bộ luật tố tụng hình sự quy định bị đơn dân sự là cá nhân, cơ quan, tổ chức phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. Bị đơn dân sự phải có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Điểm a khoản 4 Điều 66 Bộ luật tố tụng hình sự quy định về người làm chứng là người biết được những tình tiết liên quan đến nguồn tin về tội phạm, về vụ án và được cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng triệu tập đến làm chứng. Người làm chứng trong tố tụng phải có mặt theo giấy triệu tập của cơ quan có thẩm quyền để làm chứng.

Ngoài ra, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tìa sản, người phiên dịch, người dịch thuật cũng đều có nghĩa vụ có mặt theo giấy triệu tập của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

2. Bị công an triệu tập làm việc có quyền thuê luật sư không?

Điểm e khoản 1 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự quy định quyền của người bị tố giác, kiến nghị khởi tố như sau:

“1. Người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền:

e, Tự bảo vệ hoặc nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình.”

Ngoài ra, căn cứ theo Điều 7 Thông tư 46/2019/TT-BCA quy định người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố có quyền tham gia tố tụng khi có quyết định phân công giải quyết tố giác, kiến nghị khởi tố của cơ quan có thẩm quyền.

Căn cứ Bộ luật tố tụng hình sự 2015 tại các điểm g khoản 1 Điều 58, điểm d khoản 2 Điều 59, điểm h khoản 2 Điều 60, điểm g khoản 2 Điều 61, điểm i khoản 2 Điều 62, điểm i khoản 2 Điều 63, điểm i khoản 2 Điều 64, điểm đ khoản 2 Điều 65 quy định về quyền tự bào chưa hoặc nhờ người bào chữa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Luật sư là người bảo vệ quyền và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; là người hỗ trợ pháp lý tốt nhất cho người bị tình nghi cũng như có thể giúp họ nhận thức đúng đắn về hành vi của mình.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn