Bệnh viện có thẩm quyền xác định tỷ lệ thương tật không?
Mục lục bài viết
1. Bệnh viện có thẩm quyền xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể không?
Nội dung hỏi tư vấn:
Bạn tôi bị chồng chửi dọa giết nên sợ quá đã gọi anh trai nhà bên anh trai sang can ngăn nhưng chồng bạn tôi không nghe đã vào nhà lấy con dao phay ra chém vào đỉnh đầu gây thương tích, anh ấy đi cấp cứu tại bệnh viện huyện, chồng bạn tôi đã cầm dao đi truy sát cả mọi người trong gia đình bạn tôi, nhưng mọi người đã trốn thoát, hình ảnh chồng bạn tôi cầm dao chạy sang nhà anh trai bạn 2 lần đều ghi lại được. anh trai bạn tôi đã bị đứt gân và chém sát đến xương sọ, vậy khoảng gần 1 tháng đơn vị cho 2 người đến nhà anh ấy chụp ảnh và lấy giấy ở viện và kết luận 0,6% vậy luật sư cho tôi hỏi giám định thế có đúng quy định của pháp luật không. Tôi xin cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn cho công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin được tư vấn về trường hợp này như sau:
Với trường hợp của bạn thì đối tượng bên kia dùng dao để chém vào đỉnh đầu thì cho thấy mức độ nguy hiểm của hành vi này không chỉ dừng lại ở hành vi cố ý gây thương tích mà có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người; bởi lẽ, họ đã dùng dao phay - đây được xác định là hung khí nguy hiểm và vị trí chém lại vào đầu - vị trí dễ tổn thương và dễ gây chết người. Cho nên, gia đình cần làm đơn gửi cơ quan điều tra để xác định lại tỷ lệ thương tật do bên kia gây ra, trong tình huống bạn đang nói đơn vị xác định tỷ lệ thương tật sau 1 tháng là 0,6% thì tỷ lệ này có thể không chính xác vì vết thương đã được chữa trị sau 1 tháng và "đơn vị" ở đây có phải là cơ quan điều tra hay không? Cho nên, nếu muốn xác định chính xác tỷ lệ thương tật thì bạn cần thu thập lại những thông tin trong bệnh án từ ngày đầu tiên nhập viện và làm đơn gửi tới cơ quan điều tra để yêu cầu được giám định lại tỷ lệ thương tật. Theo đó, nội dung đơn yêu cầu bạn có thể tham khảo theo quy định tại Luật giám định tư pháp năm 2012 như sau:
''Điều 26. Yêu cầu giám định tư pháp trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, vụ án hình sự
1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
b) Nội dung yêu cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
e) Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.''
---
2. Yêu cầu giám định thương tật do hành vi cố ý gây thương tích thế nào?
Câu hỏi:
Chào luật sư. em bị người ta cầm dao chém vào đầu và chân, đầu em bị mẻ xương và nứt nhẹ. Vết thương dài 6 cm, bác sĩ khâu 5 múi, chân em bị chém rách một đường giữa ngón áp cái và ngón giữa làm đứt xương và gân ngón áp cái vết đứt dài hơn 5 cm, khâu 11 múi, ở sống chân lát chém dài 2 cm, bác sĩ khâu 2 múi. Em nằm viện hơn 1 tuần và không tự đi lại được. Bác sĩ bảo em về nhà điều trị tiếp 1 tuần nữa rồi mới tập đi. 2 tháng sau quay lại mổ để rút đinh. Vậy luật sư cho em hỏi tỉ lệ thương tật của em khoảng bao nhiêu phần trăm ạ. Và người gây ra có phải chịu trách nhiệm hình sự không ạ. Em xin cảm ơn luật sư !
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Để đảm bảo quyền lợi thì bạn cần làm đơn tố cáo hành vi trên tới Cơ quan điều tra nơi vụ việc xảy ra. Quá trình giải quyết tin báo tội phạm, Cơ quan điều tra sẽ ra quyết định trưng cầu giám định pháp y để kết luận tỷ lệ tổn thương cơ thể do hành vi vi phạm pháp luật gây nên sau khi vết thương được điều trị ổn định theo quy định tại Bộ luật tố tụng hình sự về trưng cầu giám định
“1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.
3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:
a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;
b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;
c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;
d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;
đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả."
Tỷ lệ tổn thương cơ thể do Cơ quan giám định pháp y tỉnh tiến hành giám định và ban hành kết luận làm căn cứ xử lý hành vi phạm tội. Bạn cần phối hợp với Cơ quan trên để giám định nhằm đảm bảo quyền lợi.
Xem xét tới hành vi phạm tội của đối tượng trên thấy rằng hành vi trên có dâu hiệu phạm tội “Cố ý gây thương tích” theo quy định tại Điều 134 BLHS 2017, và người phạm tội sẽ bị áp dụng tình tiết tăng nặng định khung “Dùng hung khí guy hiểm”; khung hình phạt cụ thể được áp dụng sẽ phụ thuộc vào tỷ lệ tổn thương cơ thể mà Hội đồng giám định kết luận.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất