Luật sư Trần Khánh Thương

Bảo lãnh người có hành vi cố ý gây thương tích

Kính gửi công ty luật Minh Gia, hôm nay e viết email này để nhờ quý công ty tư vấn giúp e: Gia đình em trai em mới sinh 1 em bé được 1 tháng tuổi, vợ ở nhà trong con. Chồng là trụ cột kiếm tiền của gia đình. Gia đình làm nông, đang nợ khoản tiền lớn tại ngân hàng.

 

Em trai e trong 1 lần đi uống rượu với nhóm 5 người, cả nhóm đã xảy ra xô sát với 1 bạn khác và làm bạn này bị gãy xương tay. Hiện người đánh chính bỏ trốn, còn những người đi cùng có liên quan bị bắt tam giam 4 tháng trước khi xét xử (trong đó có em trai em). Em xin hỏi quý công ty nhờ tư vấn giúp em có thể làm thư bảo lĩnh ra trong trường hợp này không ạ? Nếu khi xét xử chính phải đi tù bao lâu cho trường hợp này. Quý công ty có thể giúp bào chữa để làm giảm án và tư vấn xin bảo lĩnh không? Em xin chan thành cảm ơn sự quan tâm của quý công ty và mong nhận được sự giúp đỡ.

 

 

Trả lời: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn. Trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

 

Thứ nhất, về trách nhiệm hình sự đối với hành vi đánh người

 

Theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015 đã sửa đổi, bổ sung năm 2017 có quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác, cụ thể là:
 

" Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

..."

Bạn đối chiếu với tỉ lệ thương tích của nạn nhân đẻ xác định khung hình phạt có thể bị áp dụng đối với em bạn.

 

Thứ hai, về điều kiện và thủ tục bảo lãnh

 

Điều 121 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về điều kiện và thủ tục bảo lĩnh (bảo lãnh) như sau:

“Điều 121. Bảo lĩnh

 

1. Bảo lĩnh là biện pháp ngăn chặn thay thế tạm giam. Căn cứ vào tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi và nhân thân của bị can, bị cáo, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án có thể quyết định cho họ được bảo lĩnh.

 

2. Cơ quan, tổ chức có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người của cơ quan, tổ chức mình. Cơ quan, tổ chức nhận bảo lĩnh phải có giấy cam đoan và có xác nhận của người đứng đầu cơ quan, tổ chức.

 

Cá nhân là người đủ 18 tuổi trở lên, nhân thân tốt, nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, thu nhập ổn định và có điều kiện quản lý người được bảo lĩnh thì có thể nhận bảo lĩnh cho bị can, bị cáo là người thân thích của họ và trong trường hợp này thì ít nhất phải có 02 người. Cá nhân nhận bảo lĩnh phải làm giấy cam đoan có xác nhận của chính quyền xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú hoặc cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, học tập.

 

Trong giấy cam đoan, cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh phải cam đoan không để bị can, bị cáo vi phạm các nghĩa vụ quy định tại khoản 3 Điều này. Cơ quan, tổ chức, cá nhân nhận bảo lĩnh được thông báo về những tình tiết của vụ án liên quan đến việc nhận bảo lĩnh...”.

Căn cứ quy định trên thì trong giai đoạn điều tra, gia đình bạn có thể làm đơn bảo lĩnh cho em trai của bạn. Tuy nhiên, việc cho em trai của bạn được bảo lĩnh hay không tại giai đoạn điều tra sẽ do Thủ trưởng Cơ quan điều tra quyết định căn cứ vào tính chất và mức độ phạm tội của anh trai bạn. Vì vậy, thời gian em trai bạn được tại ngoại lúc nào sẽ phải chờ quyết định của Thủ trưởng cơ quan điều tra.

 

Trân trọng!
CV tư vấn: Khánh Thương - Công ty Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169