Lại Thị Nhật Lệ

Bảo hộ lao động theo quy định thế nào?

Căn cứ vào các yếu tố tồn tại trong môi trường làm việc và khả năng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động; có thể chia môi trường lao động thành hai loại: môi trường lao động thuận lợi và môi trường lao động không thuận lợi. Để bảo vệ sức khỏe cho người lao động; pháp luật của các quốc gia đều đặt ra các quy định về an toàn vệ sinh lao động; được gọi chung là các quy định về bảo hộ lao động. Hiện nay, nhà nước Việt Nam ta có rất nhiều những chính sách ưu đãi đối với những người lao động làm việc trong môi trường độc hại, nguy hiểm. Vậy để hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật Việt Nam về bảo hộ lao động thì các bạn có thể tham khảo bài viết sau của Luật Minh Gia.

1. Bảo hộ lao động là gì?

Bảo hộ lao động được hiểu là tổng hợp các biện pháp pháp lý, kĩ thuật, tổ chức, bảo vệ môi trường… và các biện pháp khác nhằm phòng ngừa, ngăn chặn các yếu tố nguy hiểm, độc hại phát sinh trong quá trình lao động, cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ sức khỏe cho người lao động. Người sử dụng lao động, người lao động, mọi tổ chức và cá nhân có liên quan đến lao động đều phải nghiêm chỉnh tuân theo các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

2. Đối tượng áp dụng các điều kiện về bảo hộ lao động

Theo quy định tại Điều 2 Luật vệ sinh an toàn lao động 2015 thì đối tượng áp dụng các điều kiện bảo hộ lao động bao gồm:

- Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động; người thử việc; người học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động.

- Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

- Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

- Người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng; người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

- Người sử dụng lao động.

- Cơ quan, tổ chức và cá nhân khác có liên quan đến công tác an toàn, vệ sinh lao động.

3. Đặc điểm của bảo hộ lao động

- Bảo hộ lao động có tính chất phụ thuộc hai phía giữa người lao động và người sử dụng lao động: Bảo hộ lao động liên quan đến tất cả mọi người tham gia sản xuất, họ là người vận hành, sử dụng các dụng cụ, thiết bị máy móc, nguyên vật liệu nên có thể phát hiện được những thiếu sót trong công tác bảo hộ lao động, đóng góp xây dựng các biện pháp ngăn ngừa, đóng góp xây dựng hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy phạm an toàn vệ sinh lao động. Về phía người sử dụng lao động dù cho các chế độ chính sách, tiêu chuẩn quy phạm về bảo hộ lao động có đầy đủ đến đâu, nhưng mọi người (từ lãnh đạo, quản lý, người sử dụng lao động đến người lao động) chưa thấy rõ lợi ích thiết thực, chưa tự giác chấp hành thì công tác bảo hộ lao động cũng không thể đạt được kết quả mong muốn. Vì vậy công tác bảo hộ lao động sẽ chỉ được thực hiện có hiệu quả khi có “thiện chí” của cả hai bên là người lao động và người sử dụng lao động.

- Hoạt động bảo hộ lao động mang tính chất kĩ thuật đặc thù do sự phát triển của bảo hộ lao động luôn gắn liền với công nghệ sản xuất. Việc khắc phục những yếu tố nguy hiểm; độc hại trong quá trình lao động phải gắn với việc thực hiện các biện pháp mang tính kĩ thuật. Các tiêu chuẩn như ánh sáng; độ ẩm; tiếng ồn; bụi,… được quy định trong các văn bản pháp luật và có tính chất bắt buộc thực hiện đối với các doanh nghiệp. Đây đều là kết quả nghiên cứu của nhiều ngành khoa học; được thể chế hóa thành các quy phạm pháp luật có tính chất bắt buộc.

- Bảo hộ lao động còn có tính chất bắt buộc đối với các bên nhằm hạn chế những hậu quả nghiêm trọng của việc không tuân thủ đúng các quy định an toàn, vệ sinh lao động. Trừ một số quy định có thể thỏa thuận nhưng không thấp hơn mức tối thiểu do pháp luật quy định như: bồi thường dưỡng bằng hiện vật hay phụ cấp nặng nhọc, độc hại,… Đa số các quy định về bảo hộ lao động đều bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đúng các thông số kĩ thuật an toàn; vệ sinh lao động cho phép. Việc không thực hiện đúng và đầy đủ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật.

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn