BHYT hộ gia đình quy định thế nào? Mức đóng là bao nhiêu?
Mục lục bài viết
Năm 201x, 3 anh em tôi đều đang tham gia BHYT tại đơn vị công tác, bố tôi là cựu chiến binh năm nay đã được xét hưởng BHYT mãi mãi theo quy định của Nhà nước,gia đình tôi chỉ phải tham gia BHYT cho mình mẹ tôi. Ngày 15/04/201x, gia đình tôi đã đi mua BHYT cho mẹ theo giấy gọi của Tram y tế và xuất trình đủ giấy tờ tham gia BHYT của bố và các con. Nhưng khi gia đình đóng phí tham gia BHYT cho mẹ thì nhân viên của Trạm yêu cầu phải đóng 100% phí cho mẹ tôi. Khi được gia đình hỏi thì nhân viên Tram nói rằng: "Các thành viên trong gia đình tôi phải mua BHYT cùng 1 ngày và cùng 1 nơi thì mẹ tôi mới được giảm phí tham gia BHYT".
Vậy cho tôi hỏi nhân viên của Trạm nói như thế có đúng quy định của Luật BHYT tự nguyện không ạ? Theo tôi được biết thì phí tham gia đóng BHYT tự nguyện được giảm từ thành viên thứ 2 trở đi khi tham gia BHYT tự nguyện. Vậy tại sao gia đình tôi dã tham gia 4 thành viên đóng BHYT theo quy định của Nhà nước mà khi mẹ tôi tham gia lại không được giảm phí BHYT vậy ạ?
Rất mong quý Cty Luật Gia minh giải đáp hộ tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn!
1: Tư vấn: Quy định về BHYT hộ gia đình
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Căn cứ theo Điều 12 luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 đối tượng tham gia bảo hiểm y tế như sau:
"1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
2. Nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, bao gồm:
....
5. Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này."
Như vậy, nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc thành viên gia đình bạn trừ 3 anh em bạn do đã tham gia bảo hiểm tại nơi công tác theo khoản 1 Điều 12 và bố bạn đã được hưởng bảo hiểm y tế theo quy định của nhà nước theo khoản 3 Điều 12.
- Mức đóng bảo hiểm y tế hộ gia đình
Và căn cứ theo khoản 3 Điều 13 luật bảo hiểm y tế năm 2008 sửa đổi năm 2014 mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế:
"Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:
a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;
b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;
c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất."
Như vậy, trong trường hợp của bạn nhóm tham gia bảo hiểm xã hội y tế hộ gia đình chỉ bao gồm mẹ bạn nên mẹ bạn sẽ được tính là người thứ nhất và phải đóng mức tối đa bằng 6% mức lương cơ sở.
---
2. Tư vấn về trường hợp ưu tiên đóng bảo hiểm y tế tự nguyện?
Câu hỏi:
Em có câu hỏi xin được tư vấn như sau: em học 2 trường là buộc phải đóng tiền để có 2 thẻ BHYT hay sao ạ? em là sv cao đẳng sang năm thứ 3, kì rồi e đỗ vào trường ĐH mới là Đại học Khoa học tự nhiên mà vấn đề đặt ra là Học phí trường mới là có ghi là đóng BHYT là 15 tháng từ tháng 9 năm nay đến 31/12/20xx,
Còn trường cao đẳng cũ của e thẻ vẫn còn giá trị đến 31/12/2016, do e có đăng kí học vượt 1 vài môn nên e không tính bỏ trường cao đẳng cũ vì năm nay e làm đồ án và tốt nghiệp nhưng Học phí trường bắt đóng thêm 457k cho BHYT từ 1/1/20xx đền 31/12/20xx > Em tính học 2 trường cùng lúc vì trường cao đẳng kia e cũng gần xong rồi. Vậy nếu đóng BHYT thì e đóng 1 bên hay e phải đóng 2 bên ạ? vì e nghĩ thẻ BHYT 1 người chỉ đc sử dụng 1 thẻ. Mong các anh chị luật sư giúp em thắc mắc ạ!! nếu em đóng BHYT cho trường cũ vậy e có cần đóng cho trường mới nữa k ạ? em học song song 2 trường. Em xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
- Quy định về sử dụng thẻ BHYT
Căn cứ quy định tại Điểm 2 Điều 16 của Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung 2014 quy định:
“...Mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế”
- Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
Căn cứ quy định tại khoản 2, điều 13, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2014 quy định về mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế như sau:
Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.
Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.
Trường hợp của bạn là sinh viên thuộc nhóm ngân sách nhà nước hỗ trợ, do đó khi bạn đã đóng tiền bảo hiểm y tế ở trường cũ thì sẽ không phải đóng bảo hiểm y tế ở trường mới nữa. Ở trường mới bạn có thể nộp bản sao thẻ bảo hiểm y tế để chứng minh rằng mình đã có thẻ bảo hiểm y tế.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất