LS Hồng Nhung

Bán thuốc phòng sốt xuất huyết giả có phạm tội lừa đảo không?

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là gì? Chế tài áp dụng đối với người phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản ra sao? Luật Minh Gia giải đáp thắc mắc liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản qua tình huống sau đây:

1. Luật sư tư vấn Luật Hình sự

Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là một trong các tội danh xâm phạm quyền sở hữu của cá nhân, tổ chức. Thực tế hiện nay cho thấy, hành vi lừa đảo diễn ra ngày càng phổ biến với những hình thức tinh vi, phức tạp nhằm mục đích cuối cùng là chiếm đoạt tài sản. Vì vậy, mỗi cá nhân, tổ chức cần nắm rõ những quy định của pháp luật về vấn đề này để bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng của mình.

Nếu bạn có thắc mắc liên quan đến pháp luật Hình sự nói chung và tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản nói riêng, bạn cần tham khảo các quy định của Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 hoặc tham khảo ý kiến chuyên gia, luật sư có kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Trường hợp bạn không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để chúng tôi giải đáp và hướng dẫn các phương án cụ thể.

Để được hỗ trợ, tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bạn hãy gửi câu hỏi cho chúng tôi hoặc Gọi: 1900.6169 để được tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn sau đây để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Tư vấn tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Hỏi: Luật sư cho hỏi, mấy hôm trước bạn em có bị một bà khách đến thông báo phun thuốc phòng sốt xuất huyết. Bà ý giả vờ gọi điện cho quản lý để thông qua việc phun thuốc và thu từ bạn em ở quầy thu ngân 1.800.000 đồng. Sau khi, bà ý đi khỏi bạn em có kiểm tra lại bao thuốc và phát hiện đều là những bao không nhãn mác. Bạn ý cũng gọi điện cho quản lý và được biết không nhận được bất kì cuộc gọi nào. Sau vụ việc trên thì bên bạn đã phát hiện ra rất nhiều người cùng khu vực bị lừa đảo như trên với mức tiền 1.800.000 đồng. Và hiện tại bà khách đó đã lừa với tổng giá trị tài sản là 100.000.000 đồng. Xin hỏi bên quý công ty thì bà khách trên có bị chịu trách nhiệm xử phạt nào không nếu bị đưa ra trước pháp luật? Trường hợp này pháp luật quy định thế nào? Mong luật sư tư vấn giúp.

Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Dựa trên thông tin bạn cung cấp cho thấy vị khách có hành vi đưa ra những thông tin gian dối, cụ thể là việc thông báo phun thuốc phòng sốt xuất huyết, giả vờ gọi cho quản lý và sử dụng thuốc không nhãn mác để chiếm đoạt số tiền 1.800.000 đồng. Theo đó, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi thì vị khách đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự như sau: 

Thứ nhất, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội:

Theo Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử lý vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

...

c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản của người khác;

…”

Như vậy, nếu vị khách của bạn dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt 1.800.000 thì hành vi đó có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định nêu trên. Đồng thời, vị khách đó có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi này.

Thứ hai, truy cứu trách nhiệm hình sự tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:

Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;                                                   

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ.

…”

Theo quy định trên, nếu vị khách có thủ đoạn gian dối để phun thuốc chống sốt xuất huyết nhằm chiếm đoạt tài sản trị giá dưới 2.000.000 đồng, cụ thể là 1.800.000 đồng thì vị khách đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có một trong các điều kiện sau đây:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc một trong các tội xâm phạm quyền sở hữu chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; 

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ

Trường hợp không đủ căn cứ để truy cứu trách nhiệm hình sự theo một trong các trường hợp nêu trên nhưng người này đã thực hiện thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản của nhiều người với số tiền 1.800.000 đồng, tổng giá trị tài sản bị chiếm đoạt là 100.000.000 đồng thì hành vi đó vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo hướng dẫn tại điểm 5 Mục II Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25/12/2001 Hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV Các tội xâm phạm sở hữu của Bộ luật hình sự như sau:

"5. Trong trường hợp một người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu, nhưng mỗi lần giá trị tài sản bị xâm phạm dưới mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS và không thuộc một trong các trường hợp khác để truy cứu trách nhiệm hình sự (gây hậu quả nghiêm trọng; đã bị xử lý hành chính; đã bị kết án về tội chiếm đoạt nhưng chưa được xóa án tích…), đồng thời trong các hành vi xâm phạm đó chưa có lần nào bị xử phạt hành chính và chưa hết thời hiệu xử phạt hành chính, nếu tổng giá trị tài sản của các lần xâm phạm bằng hoặc trên mức tối thiểu để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của BLHS, thì người thực hiện nhiều lần cùng loại hành vi xâm phạm sở hữu phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng theo tổng giá trị tài sản của các lần bị xâm phạm, nếu:

a. Các hành vi xâm phạm sở hữu được thực hiện một cách liên tục, kế tiếp nhau về mặt thời gian.

b. Việc thực hiện các hành vi xâm phạm sở hữu có tính chất chuyên nghiệp, lấy tài sản do việc xâm phạm sở hữu mà có làm nguồn sống chính.

c) Với mục đích xâm phạm sở hữu, nhưng do điều kiện hoàn cảnh khách quan nên việc xâm phạm sở hữu phải được thực hiện nhiều lần cho nên giá trị tài sản bị xâm phạm mỗi lần dưới 500 ngàn đồng.”

Vì vậy, nếu nhận thấy vị khách đó có dấu hiệu của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo các quy định nêu trên, người bạn của bạn có thể trình báo hành vi đó đến Cơ quan điều tra cấp huyện nơi người bạn hoặc vị khách đó cư trú để điều tra, xác minh hành vi phạm tội hoặc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169