Luật sư Lê Văn Chức

Ai chịu trách nhiệm thanh toán chế độ thai sản cho NLĐ

Chế độ thai sản là một trong những chế độ quan trọng của bảo hiểm xã hội nhằm bù đắp thu nhập cho người lao động. Vậy chế độ thai sản của lao động nữ khi sinh con được pháp luật quy định như thế nào?

1. Luật sư tư vấn quy định pháp luật về chế độ thai sản.

Chế độ an sinh ở Việt Nam hiện nay đã đảm bảo những điều kiện tốt nhất cho người lao động. Và chế độ thai sản cũng là một trong những chế độ an sinh mà người lao động được hưởng nhằm bù đắp thu nhập trong thời gian mang thai và nghỉ sinh con. Vậy để hưởng chế độ này người lao động phải đáp ứng những điều kiện nào? Đây là thắc mắc của rất nhiều người đã liên hệ với Luật Minh Gia để được hướng dẫn. Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về chế độ thai sản như:

+ Nắm được đối tượng và điều kiện hưởng chế độ thai sản;

+ Nắm được các trình tự, thủ tục hưởng chế đôh thai sản;

+ Biết được mức hưởng chế độ thai sản;

2. Quy định pháp luật về chế độ thai sản khi sinh con.

Câu hỏi: Trước đây 2013 tôi sinh bé được khoảng 3 tháng thì nhận được tiền thai sàn ,nhưng cũng có đồng nghiệp của tôi khi đi làm mới nhận đủ tiền BHTS. Cho tôi hỏi trả tiền BHTS là do BHXH trả hay do công ty mà có sự khác nhau như vậy, có quy định LĐ sinh được mấy tháng thì được nhận không ?

2. Xin cho tôi hỏi về Bảo hiểm thai sản mới 2016. Cho tôi hỏi; Tôi đã làm việc cho công ty suốt 5 năm và đóng BH đầy đủ, giờ tôi mang thai nhưng nếu chưa sinh bé mà tôi nghỉ luôn và không đi làm cho công ty nào khác thì khi sinh có được hưởng BH thai sản 6 tháng không ? Có quy định mang thai bao nhiêu tháng không? Hay chỉ mới mang thai mà nghỉ làm luôn thì có được hưởng không ?

Tại tôi đọc thì không nói rõ? Trước đây thủ tục tôi nộp hết cho Nhân sự công ty nhưng giờ nếu nghỉ sinh thì làm Thủ tục như thế nào?

Mong được phản hồi sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn !!!

Nội dung tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia. Với những thắc mắc của bạn, chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

Theo quy định tại Điều 157 Bộ Luật lao động quy định:

“Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội

…”.

Theo đó, khi nghỉ chế độ thai sản thì cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ có trách nhiệm thanh toán chế độ thai sản cho người lao động theo đúng quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc giải quyết chế độ thai sản cho người lao động sẽ được cơ quan bảo hiểm thực hiện thông qua đơn vị sử dụng lao động đối với người lao động đang làm việc và người sử dụng lao động sẽ phải thanh toán trước chế độ thai sản cho người lao động khi người lao động đáp ứng đủ điều kiện hưởng sau đó sẽ được cơ quan bảo hiểm quyết toán lại theo quý. Đối với trường hợp người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động trước khi sinh con  thì được chi trả trực tiếp cho người lao động.

Về thời gian để được thanh toán chế độ thai sản phụ thuộc vào thời gian nhận đủ hồ sơ hợp lệ xin hưởng chế độ thải sản của người lao động được quy định tại Điều 117 Luật bảo hiểm xã hội:

“Điều 117.Giải quyết hưởng chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản

1. Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ có liên quan từ người lao động quy định tại Điều 112 và Điều 113 của Luật này, người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết chế độ ốm đau, thai sản cho người lao động.

2. Hằng quý, người sử dụng lao động có trách nhiệm nộp hồ sơ của những người lao động đã được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ cho tổ chức bảo hiểm xã hội theo quy định tại các điều 112, 113 và 116 của Luật này.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội có trách nhiệm quyết toán trong thời hạn mười lăm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; trường hợp không quyết toán thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do”.

Theo quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014 quy định:

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này”.

Như vậy, theo quy định trên thì chị chỉ cần đáp ứng điều kiện “đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con” thì chị hoàn toàn được hưởng chế độ thai sản khi sinh con dù chị đã nghỉ đã nghỉ việc. Pháp luật không quy định rõ là phải mang thai ở tháng thứ mấy nhưng từ quy định trên ta có thể hiểu: nếu muốn nghỉ việc mà không tham gia quan hệ lao động tại bất kỳ công ty nào nữa thì chị phải làm tại công ty cũ ít nhất là phải qua tháng thứ 3 của thai kỳ mới nên nghỉ việc, điều này mới đảm bảo chị có thể đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh.

Nếu bạn nghỉ sinh và nghỉ việc luôn thì để được hưởng chế độ thai sản thì bạn cần làm hồ sơn xin hưởng chế độ thai sản tại cơ quan bảo hiểm xã hội, hồ sơ bao gồm:

-         Sổ bảo hiểm xã hội.

-         Bản sao giấy khai sinh của trẻ.

-         Đơn xin hưởng chế độ thai sản.

-         Quyết định cho thôi việc của cơ quan nơi bạn làm việc cuối cùng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169