LS Trần Liên

Viên chức vừa được tuyển dụng được xếp lương như thế nào?

Đối với viên chức khi được tuyển dụng làm việc trong cơ quan, đơn vị của Nhà nước thì mức lương được tính dựa trên hệ số lương và mức lương cơ sở cộng với các khoản phụ cấp. Hệ số lương của viên chức phụ thuộc vào vị trí việc làm và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Vì vậy, mức lương khởi điểm khi bắt đầu làm việc của mỗi viên chức là khác nhau.

1. Nguyên tắc xếp lương đối với viên chức

Căn cứ theo quy định tại Điểm a Điều 3 Nghị định 204/2004/NĐ-CP quy định như sau:

“Cán bộ, công chức, viên chức được bổ nhiệm vào ngạch công chức, viên chức nào (sau đây viết tắt là ngạch) hoặc chức danh chuyên môn, nghiệp vụ nào thuộc ngành Tòa án, ngành Kiểm sát (sau đây viết tắt là chức danh) thì xếp lương theo ngạch hoặc chức danh đó.

2. Bậc lương, hệ số lương đối với viên chức vừa được tuyển dụng

Tại Điều 27 Luật viên chức 2010 quy định như sau:

“1. Người trúng tuyển viên chức phải thực hiện chế độ tập sự, trừ trường hợp đã có thời gian từ đủ 12 tháng trở lên thực hiện chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm được tuyển dụng.

2. Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.

3. Chính phủ quy định chi tiết chế độ tập sự.”.

Như vậy, trường hợp khi được tuyển dụng vào viên chức, đơn vị sẽ ký hợp đồng làm việc và áp dụng chế độ tập sự theo quy định. Thời gian tập sự tương ứng với các chức danh được bổ nhiệm từ 3 tháng đến 12 tháng và phải được ghi rõ trong hợp đồng làm việc. Quy định này được ban hành nhằm hướng tới mục đích giúp cho viên chức mới được tuyển dụng có thể tập làm quen với môi trường công việc và tập làm những công việc của vị trí việc làm gắn với chức danh nghề nghiệp sẽ được bổ nhiệm quy định trong hợp đồng làm việc.

Tiền lương của viên chức trong thời gian tập sự được quy định tại Điều 23 Nghị định 115/2020/NĐ-CP, cụ thể:

“1. Trong thời gian tập sự, người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 1 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Trường hợp người tập sự có trình độ thạc sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 2 chức danh nghề nghiệp tuyển dụng; trường hợp người tập sự có trình độ tiến sĩ phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm tuyển dụng thì người tập sự được hưởng 85% mức lương bậc 3 của chức danh nghề nghiệp tuyển dụng. Các khoản phụ cấp được hưởng theo quy định của pháp luật.

2. Người tập sự được hưởng 100% mức lương và phụ cấp của chức danh nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo quy định tại khoản 1 Điều này trong các trường hợp sau:

a) Làm việc vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

b) Làm việc trong các ngành, nghề độc hại, nguy hiểm;

c) Hoàn thành nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tham gia công an nhân dân; sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyển ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, đội viên thanh niên xung phong, đội viên trí thức trẻ tình nguyện tham gia phát triển nông thôn, miền núi từ đủ 24 tháng trở lên đã hoàn thành nhiệm vụ.

3. Thời gian tập sự không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương.

4. Người hướng dẫn tập sự được hưởng hệ số phụ cấp trách nhiệm bằng 0,3 mức lương cơ sở trong thời gian hướng dẫn tập sự.

5. Trong thời gian tập sự, người hướng dẫn tập sự và người tập sự còn được hưởng các chế độ tiền thưởng và phúc lợi khác (nếu có) theo quy định của Nhà nước và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.”.

Nghị định 201/2004/NĐ-CP quy định mỗi chức danh nghề nghiệp viên chức được xếp lương với các bậc khác nhau. Khi trúng tuyển, viên chức sẽ có lương khởi điểm được xếp ở bậc 1, cụ thể được quy định tại Bảng lương viên chức ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP:

Nhóm ngạch

Hệ số lương

Viên chức loại A3

Nhóm A3.1

6.20

Nhóm A3.2

5.75

Viên chức loại A2

Nhóm A2.1

4.40

Nhóm A2.2

4.00

Viên chức loại A1

2.34

Viên chức loại A0

2.10

Viên chức loại B

1.86

Viên chức loại C

Nhóm C1

1.65

Nhóm C2

2.00

Nhóm C3

1.5

Sau đó cứ sau 36 tháng thì được tính xếp lên 1 bậc lương, thời điểm hưởng lương tính từ ngày được tuyển dụng. Thời gian xét nâng bậc lương lần sau tính từ thời điểm xếp bậc lương được hưởng. Ngoài ra, đối với các trường hợp đặc biệt, viên chức có thời gian công tác trước khi trúng tuyển thì căn cứ vào thời gian công tác, vị trí việc làm để cơ quan, đơn vị xếp lương phù hợp.

3. Công thức tính lương viên chức:

Theo quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP

Mức lương= Lương cơ sở hệ số lương

Lương cơ sở từ 1/7/2020: 1.600.000đồng/ tháng (theo Nghị quyết 86/2019/QH14). Cụ thể ở một số chức danh như sau:

- Giáo viên mầm non, Y sĩ (loại B): Hệ số lương 1,86

+ Mức lương khởi điểm từ 1/7/2020: 1.600.000 (đồng) x 1,86 = 2.976.000 (đồng/tháng).

- Giáo viên trung học, Kỹ sư (loại A1): Hệ số lương 2,34

+ Mức lương khởi điểm từ 1/7/2020: 1.600.000 (đồng) x 2,34 = 3.744.000 (đồng/tháng).

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169