Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Thời gian thử việc đối với trình độ trung cấp

Pháp luật lao động hiện hành quy định như thế nào thử việc? Thời gian thử việc tối đa với từng công việc là bao nhiêu ngày? Người lao động có trình độ trung cấp thì thời gian thử việc là bao lâu? Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc? Trong thời gian thử việc, các bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc không?

1. Luật sư tư vấn quy định về thử việc

Hợp đồng lao động là cơ sở ràng buộc người lao động và người sử dụng lao động thực hiện đúng các cam kết đã thoả thuận. Do đó, hợp đồng lao động được xem là căn cứ, cơ sở hữu hiệu nhất giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động và người sử dụng lao động. Tuy nhiên, trước khi các bên xác lập quan hệ lao động, ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhau thông qua hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thoả thuận về việc làm thử. Đây là khoảng thời gian để doanh nghiệp có thể đánh giá khả năng, năng lực chuyên môn của người lao động. Bên cạnh đó, thời gian thử việc cũng là cơ hội để người lao động xác định môi trường làm việc và các chế độ của công ty có phù hợp với bản thân mình hay không để trước khi các bên quyết định hợp tác, gắn bó lâu dài.

Pháp luật lao động hiện nay đã ban hành những quy định cụ thể điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong thời gian thử việc. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy, người lao động thường là người yếu thế hơn người sử dụng lao động, bởi tâm lý của họ luôn lo sợ không được nhận vào làm việc nên quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động trong thời gian thử việc thường không được đảm bảo. Như vậy, các bên phải tìm hiểu kỹ quy định pháp luật liên quan thời gian thử việc để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho mình. Trường hợp bạn có vướng mắc liên quan đến thử việc như thời gian thử việc, tiền lương trong thời gian thử việc,…

2. Thời gian thử việc đối với trình độ trung cấp

Câu hỏi: Xin chào luật sư! Em là sinh viên trung cấp mới ra trường hiện em đã xin làm vào 1 công ty tư nhân nhưng em có vài diều thắc mắc xin luật sư giải đáp như sau:

1. Lúc trước khi kí hợp đồng công ty nói là thử việc 30 ngày sau đó sẽ kí hợp đông chính thức. NHưng sau 1 tháng đi làm e vẫn không thấy cty kí hợp động thử việc e thắc mắc thì cty đưa ra 1 bản hợp đồng thử việc kéo dài 2 tháng.

Sau 2 tháng hết hợp đồng thì đến nay đã gần 4 tháng e vẫn đi làm nhưng cty thì không kí hợp đồng cũng nhưng không có câu trả lời nào về quá trình thử việc của em.

2. Lúc trước khi kí hợp đồng cty có nói là "Làm tới khi nào hết việc mới được về" nghĩa là sẽ có nhưng ngày làm quá 8h em vẫn đồng ý. Nhưng trong thời gian em thử việc thì công ty sữa chửa và bắt em làm xong thì ở lại phụ! Em làm xong là 5h phải ở lại phụ đến 9h mà cty không trả tiền khoảng thời gian em phụ từ 5h đến 9h?

3. Lương chính thức là 2 triệu 3 trăm 50 nghìn, lương thử việc là 2 triệu vậy có hợp lí không?

4. Cty bắt buộc e phải tham gia bảo hiểm nếu em đã mua bảo hiểm rồi thì có cần phải mua nữa k?

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn, chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về vấn đề thử việc:

Theo Bộ luật lao động 2012:

Điều 27. Thời gian thử việc

Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:

1. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

2. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.

3. Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.

 Do đó, với trường hợp của bạn, công việc yêu cầu trình độ trung cấp trở lên thì thời gian thử việc tối đa là 30 ngày. Như bạn trình bày thì phía công ty đưa ra thời gian thử việc quá 3 tháng như vậy là không đúng với quy định của pháp luật.

Về tiền lương thử việc:

Điều 28. Tiền lương trong thời gian thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thoả thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.

Theo đó, mức lương thử việc của bạn là 2.000.000/2.350.000 x 100= 85% là đúng với quy định của pháp luật.

Thứ hai, khi kết thúc thời gian thử việc, thì trách nhiệm của người sử dụng lao động:

Điều 29. Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi việc làm thử đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động với người lao động.

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền huỷ bỏ thoả thuận thử việc mà không cần báo trước và không phải bồi thường nếu việc làm thử không đạt yêu cầu mà hai bên đã thoả thuận.

Theo đó, sau khi kết thúc thời gian thử việc 30 ngày, phía công ty phải có trách nhiệm thông báo cho bạn biết bạn có đạt yêu cầu để được giao kết hợp đồng lao động hay không.

Trường hợp này, sau khi kết thúc thời gian thử việc mà bạn vẫn tiếp tục làm việc thì coi như bạn đã đạt yêu cầu và người sử dụng lao động phải thực hiện giao kết hợp đồng lao động với bạn

Thứ ba, về việc làm thêm giờ.

Giữa người sử dụng lao động và người lao động phải có thỏa thuận về việc làm thêm giờ, nhưng thời gian làm thêm giờ không quá 50% tổng số giờ làm việc bình thường trong 1 ngày.

Làm thêm giờ vào ngày thường thì bạn được hưởng thêm 150% tiền lương làm việc bình thường theo giờ trên số giờ làm việc.

Nếu phía công ty không thực hiện trả tiền lương làm thêm giờ, bạn có thể yêu cầu để được giải quyết, trả lương, đòi quyền lợi.

Thứ tư, về việc tham gia BHXH:

Việc tham gia BHXH là nghĩa vụ đối với người lao đông và người sử dụng lao động khi làm việc với thời hạn trên 3 tháng.

Khi công ty yêu cầu bạn tham gia BHXH bắt buộc là phía công ty đã nhận bạn làm việc với thời hạn trên 3 tháng. Bạn có thể căn cứ vào yêu cầu này để yêu cầu ký kết hợp đồng lao động chính thức và hưởng lương theo hợp đồng lao động mà không phải là lương thử việc nữa. 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169