Luật sư Phùng Gái

Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức?

Theo quy định của pháp luật đối với các chức danh làm việc trong cơ quan nhà nước như cán bộ, công chức và viên chức thì vấn đề tiền lương và chế độ phụ cấp không giống với các chế độ của người lao động làm việc cho các doanh nghiệp. Tiền lương và phụ cấp của cán bộ, công chức, viên chức được quy định riêng và có cách xếp lương riêng tùy vào vị trí công việc.

1. Luật sư tư vấn pháp luật cán bộ, công chức, viên chức

Không giống như chế độ tiền lương, phụ cấp của người lao động được thực hiện theo thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động, chế độ tiền lương và phụ cấp của các chức danh làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập có sự phức tạp hơn trong quá trình áp dụng do phải tuân theo ngạch lương, bậc lương đã được quy định sẵn trong quy định của pháp luật.

Hiện nay, nhằm mục đích hỗ trợ khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận và tìm hiểu các kiến thức liên quan đến vấn đề tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức đặc biệt là những khách hàng có ý định hoặc đang làm việc trong cơ quan nhà nước hoặc đơn vị sự nghiệp công lập. Nếu quý khách đang có nhu cầu tìm hiểu về các vấn đề này bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua các hình thức như đến tư vấn trực tiếp tại văn phòng hoặc gửi Email tư vấn hoặc gọi tới số 1900.6169 để được bộ phận tư vấn pháp luật của chúng tôi hỗ trợ tư vấn kịp thời vấn đề của mình.

2. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức?

Câu hỏi tư vấn: Tôi là Phó Hiệu trưởng của một trường THCS hạng 2. Ngày 31/01/2015 Hiệu trưởng trường nghỉ hưu, UBND huyện ra quyết định "giao quyền điều hành nhà trường" cho tôi, thời gian từ 1/1/2016 cho đến khi có Hiệu trưởng mới. Kể từ đó đến nay tôi phải làm cùng một lúc cả 2 công việc.

Vì khối lượng công việc quá nhiều nên 8 tiếng ban ngày tôi phải làm công việc của Hiệu trưởng để điều hành mọi hoạt động của nhà trường, 8 tiếng ban đêm tôi phải làm công việc của Phó Hiệu trưởng mà chỉ được hưởng 1 suất tiền lương/ 1 tháng ( có phụ cấp chức vụ 0,45 theo hệ số phụ cấp chức vụ của Hiệu trưởng ). Mặt khác tiền phụ cấp công tác phí cũng chỉ được hưởng 1 suất. Theo Luật lao động và các văn bản qui định về chế độ làm việc của giáo viên và CBQL trong nhà trường tôi thấy quá thiệt thòi. Xin trân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Cụ thể:

Điều 3. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo, nguyên tắc trả lương và thực hiện chế độ tiền lương

1. Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo

c) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) nào thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Nếu một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì xếp lương chức vụ hoặc hưởng phụ cấp chức vụ của chức danh lãnh đạo cao nhất. Nếu kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà cơ quan, đơn vị này được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu thì được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm.

Đồng thời, Thông tư 78/2005/TT-BNV hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp kiêm nhiệm đối với cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác. 

"1- Cán bộ, công chức, viên chức kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác quy định tại mục I Thông tư này được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm khi có đủ 2 điều kiện sau:

a) Đang giữ chức danh lãnh đạo (bầu cử hoặc bổ nhiệm) ở một cơ quan, đơn vị.

b) Được cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử hoặc quyết định bổ nhiệm kiêm nhiệm giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác mà chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị khác này theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

2- Người kiêm nhiệm một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác chỉ hưởng một mức phụ cấp kiêm nhiệm trong suốt thời gian giữ một hoặc nhiều chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm đó. Khi thôi kiêm nhiệm chức danh lãnh đạo đứng đầu cơ quan, đơn vị khác thì thôi hưởng phụ cấp kiêm nhiệm kể từ tháng sau liền kề với tháng thôi giữ chức danh lãnh đạo kiêm nhiệm"

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn thì việc bạn đang là Phó hiệu trưởng trường trung học cơ sở và được Uỷ ban nhân dân huyện ra quyết định " giao quyền quản lý điều hành" từ ngày 1/1/2016 đến khi có hiệu trưởng mới lên làm. Theo đó, do đây không phải là quyết định bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo tại cơ quan, đơn vị khác nên bạn sẽ không được hưởng khoản phụ cấp kiêm nhiệm. Đối với tiền lương thì bạn vẫn sẽ hưởng tiền lương đối với chức danh Phó hiệu trưởng của mình và được hưởng thêm phụ cấp chức vụ 0,45 theo hệ số phụ cấp chức vụ của hiệu trưởng; phụ cấp công tác phí.

Tuy nhiên, Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT về chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông thì đối với người làm công tác quản lý là hiệu trưởng vẫn phải đảm bảo tiết dạy 2 tiết/tuần; phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần. Theo đó, hiện nay bạn đang đảm nhận thêm vai trò của Hiệu trưởng - tức sẽ dạy thêm 2 tiết/tuần thay cho hiệu trưởng thì thời gian 2 tiết này sẽ được tính là thời gian làm dạy thêm của bạn.

Điều 7. Định mức tiết dạy đối với Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng

1. Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý.

2. Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần. Phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.

Thông tư liên tịch số 07/2013/TTLT-BGDĐT-BNV-BTC  hướng dẫn thực hiện chế độ trả lương, dạy thêm giờ đối với nhà giáo trong các cơ sở giáo dục công lập

Điều 3. Nguyên tắc tính trả tiền lương dạy thêm giờ

1. Tiền lương của một tháng làm căn cứ tính trả tiền lương dạy thêm giờ của nhà giáo, bao gồm: mức lương theo ngạch, bậc hiện hưởng, các khoản phụ cấp lương và hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có).

2. Định mức giờ dạy/năm đối với giáo viên mầm non; định mức tiết dạy/ năm học đối với giáo viên phổ thông; định mức giờ giảng dạy/năm học đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; tiêu chuẩn giờ giảng/năm học đối với giáo viên, giảng viên dạy nghề; định mức giờ chuẩn giảng dạy/năm đối với giảng viên cơ sở giáo dục đại học, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Trường Chính trị tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được gọi chung là định mức giờ dạy/năm.

Điều 4. Cách tính tiền lương dạy thêm giờ

1. Công thức tính tiền lương dạy thêm giờ:

a) Tiền lương dạy thêm giờ/năm học = số giờ dạy thêm/năm học x Tiền lương 01 giờ dạy thêm;

b) Tiền lương 01 giờ dạy thêm = Tiền lương 01 giờ dạy x 150%;

c) Tiền lương 01 giờ dạy:

- Đối với giáo viên cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp và giáo viên, giảng viên cơ sở dạy nghề:

Tiền lương 01 giờ dạy

=

Tổng tiền lương của 12 tháng trong năm học

x

Số tuần dành cho giảng dạy (dạy trẻ)

Định mức giờ dạy/năm

52 tuần

Như vậy, ngoài chế độ tiền lương, phụ cấp chức vụ và phụ cấp công tác phí thì bạn cũng chỉ được hưởng thêm tiền lương làm thêm/dạy thêm giờ (nếu có).

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Nguyên tắc xếp lương và phụ cấp chức vụ lãnh đạo đối với cán bộ, công chức, viên chức?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo