Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù bao lâu?
Nội dung tư vấn: Dear anh Chị Công Ty Luật Minh Gia !Nhờ các anh chị tư vấn giúp em trường họp sau , để em có thể khuyên bạn em :* xin chào Ban em làm ở công ty cổ phần hóa , trong quá trình làm việc bạn em có chơi cờ bạc , va khi nợ cờ bạc thì bạn em có lấy tài sản công ty đi bán , đi cầm , trong khoảng 6 tháng bạn em đã lừa dối công ty đồng nghiệp để lợi dụng lấy hàng ra khỏi công ty đi cầm cố , bán và lấy tiền , nhờ tổng số tiền nợ công ty đã lên 450.000.000 không có khả năng chi trả ,vậy xin nhờ luật sư giải thích cho em trương họp như trên khi công ty phát hiện và khơi đơn kiện hình sự thì sẽ như thế nào :_ Ban em đã có vợ và có 1 đúa con , đang sông trong nhà của gia định bố mẹ .1 / với tình trạng như trên bạn em có thể bị tù khoảng bao nhiêu năm ?2 / vợ và gia đình có thể bị liên đới khi con và chồng lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản như trên không ?3 / lam thế nào để giảm nhẹ hình phạt được không trong khi tiền giờ bạn em có chỉ là con số 0 , tài sản nhà cữa không co vì đang ở gia đình bố mẹ.4 / Nếu bạn em chết đi thì có gia đình co bị liên đới và trả nợ hay đi tù dùm không.Xin nhờ luật sư tư vấn giúp bạn em trường hợp trên , xin chào và xin nhận được hồi âm , em xin cảm ơn đoàn luật sư ạ ,Em xin hết.Tks anh chị.
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, trong trường hợp này người bạn của bạn đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công ty nếu như người bạn kia là một nhân viên bình thường và nhờ có sự tin tưởng của công ty và đồng nghiệp nên đã lấy được tài sản ra khỏi công ty để cầm cố, bán và lấy tiền. Trường hợp này bạn kia sẽ cấu thành tội phạm lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản căn cứ theo Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định như sau
“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
…..”
Theo quy định trên thì hành vi phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là hành vi vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản. Giá trị tài sản bị chiếm đoạt phải có giá trị từ bốn triệu đồng trở lên thì đã phạm vào tội này. Vì vậy, trong trường hợp này người bạn của bạn đã cố ý lợi dụng lòng tin của đồng nghiệp và công ty để lấy tài sản ra khỏi công ty cầm cố, bán để lấy tiền và người bạn kia đã nhận được tài ản hợp pháp từ chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp, sau khi có được tài sản thì bạn ấy mới có hành vi chiếm đoạt tài sản được giao tức là mang tài sản có được do lợi dụng lòng tin của công ty mang tài sản đi cầm cố, thế chấp, bán để lấy tiền. Hơn nữa, bạn kia có thể sẽ phải chịu hình phạt bổ sung căn cứ tại Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017.
Thứ hai, trường hợp này người bạn kia sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự căn cứ tại Điểm a khoản 3 Điều 175 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 quy định như sau:
“...3. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm...”
Thứ ba, gia đình của bạn kia có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội Đồng phạm căn cứ tại Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi 2017 nếu trước khi bạn kia thực hiện hành vi của mình mà gia đình biết về hành vi bạn ấy sắp thực hiện và còn ủng hộ, tạo điều kiện cho bạn ấy thực hiện hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản của công ty.
Thứ tư, vấn đề bạn thắc mắc ở đây là người chồng mà bị chết thì gia đình của bạn ấy sẽ không phải liên đới chịu trách nhiệm hình sự cũng như vấn đề bồi thường thiệt hại trong dân sự mà chỉ chịu trách nhiệm trong phạm vi tài sản mà bạn kia có.
Thứ năm, người bạn kia có thể sẽ được hưởng những tình tiết giảm nhẹ nếu đi tự thú và phối hợp điều tra cùng với cơ quan điều tra. Căn cứ theo quy định tại Điều 51 Bộ luật hình sự 2015 như sau:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:
a) Người phạm tội đã ngăn chặn hoặc làm giảm bớt tác hại của tội phạm;
b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả;
c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;
d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;
đ) Phạm tội trong trường hợp vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
e) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của nạn nhân gây ra;
g) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;
;....
r) Người phạm tội tự thú;...”
Trân trọng !
Chuyên viên Mai Nam- Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất