Luật sư Phùng Gái

Cản trở quyền thăm nom con bị phạt thế nào?

Luật sư cho tôi hỏi về việc xử phạt hành vi cản trở quyền thăm nom con như sau: Ngày 27/11/20xx chồng tôi làm đơn đưa ra Tòa án nhân dân thành phố để làm thủ tục ly hôn do vợ chồng tôi không thể chung sống với nhau. Ngày 3/12/20xx em chồng tôi từ tỉnh G lên CB bế trộm con gái tôi lúc đó mới có 5 tuổi về G mà không cho tôi biết chỉ khi về đến thành phố tôi mới được chồng tôi thông báo đã cho con về quê nội.

Một tháng sau khi nộp đơn ly hôn Tòa án xử cho tôi được tòa án cho nuôi cháu bé 3 tuổi còn bố cháu nuôi cháu lớn 5 tuổi. Trong 3 năm qua bố cháu không một lần thăm nuôi con nhỏ tôi được nuôi còn cháu lớn thì bố cháu gửi ông bà nội nuôi dưỡng, tôi gọi điện thăm cháu lớn thì ông bà nội không cho gặp, hè cháu nghỉ hè tôi xin đón cháu về chơi nhưng ông bà nội và bố cháu không cho đi.

Vậy xin hỏi luật sư em chồng tôi bế trộm con tôi đi như vậy có coi là bắt cóc trẻ em hay không và gia đình chồng tôi không cho tôi được thăm nuôi con nhỏ như vậy có bị xử phạt? Năm nay cháu đã 9 tuổi tôi có quyền làm đơn xin được dành lại quyền nuôi con không. Tôi xin luật sư tư vấn giúp, tôi xin chân thành cảm ơn luật sư!

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn tới công ty Luật Minh Gia, với trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất: Về quyền thăm nom, chăm sóc con

Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Về nghĩa vụ của người trực tiếp nuôi con quy định như sau:

"Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

...

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con."

>> Tư vấn quy định về quyền chăm sóc con sau ly hôn, gọi: 1900.6169

Như vậy, đối chiếu quy định trên với trường hợp của bạn mặc dù không phải là người trực tiếp nuôi dưỡng con nhưng bạn vẫn có quyền, nghĩa vụ thăm nom con. Người trực tiếp nuôi dưỡng (cha của cháu) không được phép cản trở quyền thăm nom của bạn. Theo đó, việc chồng cũ và gia đình bên nội không cho phép bạn thăm nom con là trái với quy định pháp luật hôn nhân và gia đình.

Thứ hai: Về việc xử lý hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc con

Về xử phạt hành chính hành vi ngăn cản quyền thăm, chăm sóc con

Với hành vi trên sẽ bị áp dụng hình thức xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 100 - 300.000 đồng theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về xử phạt hành chính trong lĩnh vực trật tự an ninh, phòng chống tệ nạn xã hội,... Cụ thể:

"Điều 53. Hành vi ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với hành vi ngăn cản quyền thăm nom, chăm sóc giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con, trừ trường hợp cha mẹ bị hạn chế quyền thăm nom con theo quyết định của tòa án; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau."

Thứ ba, về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con 

Theo quy định luật Hôn nhân gia đình về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn quy định như sau:

"Xem trích dẫn quy định"

Theo đó, trong trường hợp này nếu bạn có mong muốn được chăm sóc, nuôi dưỡng con thì có thể thỏa thuận với người chồng cũ của mình. Trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền khởi kiện ra Tòa để yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi dưỡng, nhưng do con bạn năm nay đã được 9 tuổi nên sẽ phải xét tới nguyện vọng của con. Nếu con đồng ý ở cùng bạn thì khi đó Tòa án sẽ giao quyền nuôi dưỡng cho bạn, nếu con không đồng ý ở cùng bạn mà vẫn muốn ở cùng bố thì Tòa vẫn tuyên để người bố trực tiếp nuôi dưỡng.

Đối với việc thời điểm ngày 3/12/2013 em chồng có lên Điện Biên để đón cháu (5 tuổi) với mục đích về gia đình nội chơi và cũng đã có thông báo cho bạn biết sau khi đón cháu đi (chứ không vì mục đích chiếm đoạt tài sản..) nên không thể coi hành vi của em chồng bạn là bắt cóc trẻ em được.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Xử phạt hành chính với hành vi cản trở quyền thăm nom, chăm sóc giữa cha, mẹ và con? Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn vui lòng liên hệ: 1900.6169 để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo