Nông Bá Khu

Xin rút khỏi công ty thông qua việc chuyển nhượng cổ phần

Tư vấn về trường hợp công ty bị mất cuốn điều lệ và cổ đông xin rút khỏi công ty thông qua việc chuyển nhượng cổ phần nhưng không được chủ tịch hội đồng quản trị đồng ý.

 

Kính chào quý cty,Cty tôi gặp phải tình huống muốn được tư vấn như sau:

1. Cty mất cuốn điều lệ từ lúc thành lập 2015, lúc này tên giám đốc là người không nằm trong HĐQT và không có cổ phần ở cty.

2. Trong trường hợp không làm lại được điều lệ mới cho cty, điều lệ cũ xin trích lục có được xem là hợp lệ để căn cứ xử lý không?

3. Cty có 03 cổ động với tỷ lệ 35/35/30Hai trong số 3 cổ đông muốn rút khỏi cty để thành lập công ty mới, nhưng cổ động còn lại nắm 35% không chấp nhận, không ký hồ sơ, không thông qua bất cứ giấy tờ liên quan. Trên giấy tờ, cổ đông đó là Chủ tịch HĐQT, cổ đông chiếm 30% là thành viên HĐQT đồng thời là PGD, cổ đông chiếm 35% còn lại là GĐ. Xin hỏi, trong trường hợp trên, 2 cổ đông trên phải tiến hành các thủ tục nào để có thể cắt đứt mọi quan hệ pháp nhân với cty, có thể giải thể hoặc chuyển nhượng đều được,

Mong được quý công ty tư vấn! Xin cám ơn quý cty.

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Trước hết việc công ty của bạn bị mất cuốn điều lệ, căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật doanh nghiệp 2014:

 

1. Tùy theo loại hình, doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu sau đây:

 

a) Điều lệ công ty; quy chế quản lý nội bộ của công ty; sổ đăng ký thành viên hoặc sổ đăng ký cổ đông;

...

2. Doanh nghiệp phải lưu giữ các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này tại trụ sở chính hoặc địa điểm khác được quy định trong Điều lệ công ty; thời hạn lưu giữ thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.”

 

Theo quy định trên, điều lệ công ty phải được lưu giữ tại công ty, vậy nên việc công ty của bạn để mất cuốn điều lệ thì công ty bạn phải mau chóng làm lại cuốn điều lệ mới để thì mới được áp dụng làm căn cứ giải quyết các vấn đề phát sinh tại công ty.

 

Về trường hợp 2 cổ đông của công ty bạn muốn rút khỏi công ty vì bạn không nêu rõ 2 cổ đông đó là cổ đông nào nên chúng tôi xin được dự liệu 2 trường hợp sau:

 

+ Nếu 2 cổ đông đó là cổ đông sáng lập: trường hợp này theo quy định tại Điều 119 Luật doanh nghiệp 2014:

 

3. Trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho cổ đông sáng lập khác và chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó.

 

4. Các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập được bãi bỏ sau thời hạn 03 năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Các hạn chế của quy định này không áp dụng đối với cổ phần mà cổ đông sáng lập có thêm sau khi đăng ký thành lập doanh nghiệp và cổ phần mà cổ đông sáng lập chuyển nhượng cho người khác không phải là cổ đông sáng lập của công ty.”

 

Theo thông tin cung cấp thì công ty của bạn mới được thành lập năm 2015 vậy nên cổ đông sáng lập nếu như không được cổ đông sáng lập còn lại đồng ý thì sẽ không được phép chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác. Vậy nên nếu 2 cổ đông đó muốn rút khỏi công ty thì có thể chờ đến thời điểm sau 3 năm kể từ ngày công ty thành lập để chuyển nhượng số cổ phần họ sở hữu cho người khác.

 

+ Nếu 2 cổ đông đó không phải là cổ đông sáng lập: Theo quy định tại Điểm d, Khoản 1 Điều 110 Luật doanh nghiệp 2014:

 

d) Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 và khoản 1 Điều 126 của Luật này.”

 

Khoản 1 Điều 126 Luật doanh nghiệp 2014 quy định:

 

1. Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 119 của Luật này và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng.”

 

Như vậy theo quy định trên thì 2 cổ đông đó có thể chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác nếu như điều lệ công ty bạn không có quy định hạn chế chuyển nhượng.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng !

CV tư vấn: Phạm Thu Hoài - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo