LS Hồng Nhung

Rút vốn góp thành lập phòng khám nha khoa

Các cá nhân, tổ chức có quyền góp vốn thành lập hộ kinh doanh hoặc là doanh nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, khi hợp tác, làm ăn không hiệu quả, chủ đầu tư phần vốn góp có thể rút phần vốn góp của mình hay không? Tỷ lệ vốn được rút là như thế nào? Luật Minh Gia tư vấn như sau:

 

Nội dung tư vấn: Chào luật sư. Vấn đề của tôi như sau: vào tháng 3 năm 2017 tôi và 1 người anh có bỏ ra 1 số tiền khoảng hơn 200.000.000 vnđ mỗi người để thuê và sửa chữa, đầu tư trang thiết bị bảng hiệu để mở 1 phòng khám nha khoa, tỷ lệ lợi nhuận chia theo phần tram: tôi 40% và còn lại 60% của anh kia, sau 1 thời gian làm chung xảy ra nhiều vấn đề nên tôi định rút vốn ra.

Như vậy phần của tôi khi rút ra sẽ được tính như thế nào và định giá trang thiết bị như thế nào?

Còn khoảng nợ 80 triệu chưa được thanh toán thì giải quyết ra sao?

Kính mong được luật sư tư vấn, cảm ơn luật sư!

 

Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

 

Căn cứ thông tin bạn đã cung cấp thì trường hợp này cần phải xác định bạn góp vốn để mở một phòng khám nha khoa ở đây theo hình thức hộ kinh doanh hay là thành lập doanh nghiệp. Do đó, chúng tôi không thể tư vấn giúp bạn theo một trường hợp nào cụ thể. Vì vậy, vấn đề rút vốn góp ban đầu sẽ phải thực hiện căn cứ vào các vấn đề sau đây:

 

Trường hợp khi tiến hành góp vốn thành lập phòng khám nha khoa dưới hình thức thành lập doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 thì bạn sẽ không được phép rút vốn ra khỏi doanh nghiệp. Khi đó, bạn chỉ có thể tiến hành chuyển nhượng phần vốn góp cho thành viên còn lại. Đồng thời, nghĩa vụ trả nợ cũng sẽ căn cứ vào phạm vi phần vốn góp và điều lệ cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp.

 

Trường hợp bạn chỉ góp vốn thành lập phòng khám nha khoa nhằm mục đích kinh doanh phát sinh lợi nhuận chứ không phải là chủ sở hữu điều hành hoạt động của phòng khám thì khi rút vốn góp phải căn cứ vào  hợp đồng góp vốn. Hợp đồng này sẽ phải ghi nhận từ đầu các trường hợp khi nào được hoàn trả vốn và mức hoàn trả như thế nào? Nếu hợp đồng góp vốn ban đầu không thỏa thuận về các trường hợp rút vốn góp, mức vốn được góp thì việc rút vốn có thể căn cứ vào thỏa thuận của các bên, số vốn góp cụ thể của mỗi bên trên thực tế. Đối với khoản nợ, vấn đề liên đới trả nợ cũng được thanh toán dựa trên hợp đồng góp vốn. Nếu hợp đồng góp vốn không ghi nhận cụ thể thì nghĩa vụ trả nợ sẽ căn cứ vào sự thỏa thuận hoặc chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: H.Nhung - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo