Xác định tài sản chung hay riêng của vợ chồng khi đã sử dụng nhiều năm
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, nội dung bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:
Không phải cứ là tài sản có trước khi kết hôn thì là tài sản riêng, cũng không phải cứ đưa vào sử dụng chung nhiều năm thì trở thành tài sản chung. Xác định tài sản là tài sản riêng hay tài sản chung còn phụ thuộc vào quy định của pháp luật ở thời điểm tạo lập tài sản, thời điểm kết hôn, vào những sự kiện pháp lý làm thay đổi chế độ sở hữu tài sản. Nhà nước ta đã ban hành nhièu luật hôn nhân và gia đình và có nội dung quy định khác nhau về chế độ tài sản của vợ chồng, cụ thể là:
Tư vấn xác định tài sản chung, riêng vợ chồng
Luật Hôn nhân và gia đình năm 1959 (có hiệu lực thi hành từ 15-01-1060 đến 02-01-1987- ở miền Bắc, từ 25-3-1977 đến 02-01-1987- ở miền Nam) quy định vợ và chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng dụng ngang nhau đối với tài sản có trươc và sau khi cưới. Vì vậy, các quan hệ hôn nhân xác lập trong thời kỳ thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1959 nêu trên thì tài sản có trươc khi cưới trở thành tài sản chung của vợ chồng kể từ thời điểm kết hôn.
Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 (có hiệu lực từ 03-01-1987 đến 31-12- 2000) và Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 (có hiệu lực từ 01-01-2001) đều có quy định tài sản có trước khi kết hôn là tài sản riêng. Việc chuyển tài sản riêng thành tài sản chung phải theo đúng thủ tục quy định của pháp luật Quy định về việc nhập taì sản riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung tại Khoản 1, Điều 13, Nghị định 70/2001/NĐ-CP ngày 03-10-2001 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Hôn nhân và Gia đình là: “Việc lập tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất và các tài sản khác có giá trị lớn thuộc sở hữu riêng của một bên vợ hoặc chồng vào tài sản chung của vợ chồng theo quy định tại Khoản 2 Điều 32 của luật Hôn nhân và gia đình phải được lập thành văn bản, có chữ ký của cả vợ và chồng” (Khoản 2, Điều 32 quy định “Vợ, chồng có quyền nhập hoặc không nhập tài sản riêng vào khối tài sản chung”).
Nếu giả sử quyền sử dụng đất là tài sản riêng, sử dụng đất đó làm nhà của vọ chồng, nếu không có chứng cứ đã thỏa thuận chuyển thành tài sản chung như có văn bản hay đã sang tên chung thì khi chia tài sản khi ly hôn vẫn xác định nhà là của chung nhưng đất vẫn là tài sản riêng.
Hiện tại, Luật Hôn nhân gia đình 2014 quy định về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
>> Giải đáp thắc mắc về tài sản chung vợ chồng
-------------------
Câu hỏi thứ 2 - Tư vấn trường hợp các con tự ý sang tên quyền sử dụng đất của bố mẹ
Chào a ! Nhà e, bà ngoại có chia cho mỗi người con một ít ruộng đất mẹ em là con gái nên được chia ít hơn vì con trai còn giỗ ông bà mỗi năm. Vậy mà mấy cậu lén lút làm bằng khoáng miếng đất ngoại cho mẹ em khi chưa được sự đồng ý của ngoại. Mỗi người con của ngoại đều có đất xây nhà ( đất chung của ông bà và được chia mỗi người nhưng mẹ em thì không có, nhà em phải mua đất gần đó để xây nhà. Bây giờ cho em hỏi là nếu mẹ em làm đơn thưa được không ạ khi người khác đứng tên bằng khoáng miếng đất ngoại cho mẹ em ? E cảm ơn ạ.
Trả lời: Chào bạn, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Tranh chấp quyền sử dụng đất giữa các con sau khi cha mẹ cho
>> Người con có được sang tên sổ đỏ của bố mẹ không?
Với những thông tin anh/chị cung cấp không đầy đủ (hiện tại người bà ngoại còn hay đã mất, việc chia ruộng đất có lập thành văn bản hay chỉ là nói miệng,...) nên chúng tôi không thể tư vấn cụ thể cho anh/chị.
Trong trường hợp đất của người bà ngoại thì bà ngoại có quyền định đoạt tài sản của mình, những người cậu tự ý sang tên khi không có sự đồng ý của người bà thì việc sang tên quyền sử dụng đất là trái quy định của pháp luật. Người bà có thể yêu cầu hủy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được cấp cho các cậu.
Bạn tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác bạn liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất