Vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Tư vấn quy định về Vốn điều lệ và giảm vốn điều lệ công ty cổ phần
Tại thời điểm đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp,vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá các cổ phần do các cổ đông sáng lập và các cổ đông phổ thông khác đã đăng ký mua và được ghi trong Điều lệ công ty; số cổ phần này phải được thanh toán đủ trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
Vấn đề giảm vốn điều lệ công ty cổ phần:
Nghị định Nghị định 102/2010/NĐ-CPcó quy định khác về vốn điều lệ của công ty cổ phần. Theo đó, vốn điều lệ của công ty cổ phần phải là giá trị của số cổ phần đã phát hành chứ không phải gồm cả giá trị của số cổ phần mà công ty có quyền phát hành. Tuy nhiên quy định này gây ra thắc mắc là công ty cổ phần sẽ giảm vốn điều lệ như thế nào.
Việc giảm vốn điều lệ Công ty cổ phần không được được quy định trong Luật doanh nghiệp 2005. Tại Điều 15 Nghị định 139/2007/NĐ-CP trước đây quy định:Sau ba năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nếu số cổ phần được quyền chào bán quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết thì công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Tiếp đó tại Nghị định Nghị định 102/2010/NĐ-CP tại khoản 9 Điều 23 quy định: Sau 03 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu, nếu số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 của Luật Doanh nghiệp không được bán hết, công ty phải đăng ký điều chỉnh giảm số vốn được quyền phát hành ngang bằng với số cổ phần đã phát hành. Công ty cổ phần không được tăng số cổ phần được quyền phát hành khi số cổ phần hiện có chưa được bán hết.
Số cổ phần được quyền phát hành quy định tại khoản 4 Điều 84 Luật Doanh nghiệp là: Số cổ phần được quyền chào bán mà cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết.
Như vậy, một mặt Nghị định 102/2010/NĐ-CP quy định vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị số cổ phần đã phát hành và đã được các cổ đông thanh toán đủ cho công ty. Mặt khác lại cho phép công ty giảm vốn điều lệ khi số cổ phần được quyền chào bán trong 03 năm mà không bán hết. Không thừa nhận vốn điều lệ gồm cả giá trị số cổ phần được quyền chào bán nhưng lại cho phép giảm vốn điều lệ nếu số cổ phần được quyền chào bán không bán được hết.
Câu hỏi đặt ra là khi nào công ty cổ phần được giảm vốn điều lệ, theo tinh thần của Điều 23 Nghị định 102/2010/NĐ-CP thì công ty cổ phần có thể giám vốn điều lệ nhưng điều đó chắc sẽ không bao giờ xảy ra.
Quy định luật như trên theo chúng tôi là phù hợp để đảm bảo trách nhiệm hữu hạn của các nhà kinh doanh sau khi đăng ký kinh doanh. Đặc biệt đối với các công ty đã bán cổ phiếu ra công chúng thì lại rất khó quản lý cho việc giảm vốn,vì tính chất cổ đông hết sức đa dạng, chuyển đổi khi mua bán cổ phiếu. Tuy nhiên, nhà làm luật lại bỏ ngỏ cơ hội giảm vốn của công ty cổ phần. Điều này là không phù hợp khi thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thay liên tục thay đổi, có lỗ lãi, có sự tăng giảm của quy mô tổ chức.
Vì vậy, chúng tôi cho rằng trong Thông tư hướng dẫn Nghị định 102/2010/NĐ-CP, nên bổ sung thêm quy định về các trường hợp được giảm vốn của Công ty cổ phần theo hướng sau:
1. Các trường hợp giảm vốn điều lệ.
1.1. Giảm vốn điều lệ khinhu cầu về vốn củacông ty giảm do công ty thay đổi ngành nghề kinh doanh, tổ chức lại với quy mô nhỏ hơn trước.
1.2.Bị buộc phải huỷ bỏ cổ phiếu quỹ.
1.3.Giảm vốn điều lệ khi công ty kinh doanh thua lỗ và có số lỗ luỹ kế bằng 50% vốn của các cổ đông trở lên nhưng chưa mất khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất