Nông Bá Khu

Vợ tái hôn, chồng có phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không?

Luật sư tư vấn vụ việc thực tế về vấn đề thăm nom và cấp dưỡng sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật hiện hành.

Chào quý công ty. Tôi có một câu hỏi nhờ quý công ty tư vấn hỗ trợ giúp. Nội dung cụ thể như sau: Tôi và vợ tôi đã ly hôn được hơn 3 năm nay. Chúng tôi có 1 con chung hiện nay được 10 tuổi. Theo thỏa thuận tôi có trách nhiệm đóng góp hàng tháng để nuôi con. Nhưng hơn 1 năm nay tôi không đóng góp gì cho cô ấy từ khi cô ấy đi lập gia đình. Vậy gia đình tôi và các thành viên gia đình tôi (bố mẹ tôi, anh chị e ruột tôi) muốn lên thăm cháu có được không? Nếu tôi không đóng góp hàng tháng thì tôi có vi phạm pháp luật không? Nhờ quý công ty tư vấn giúp. Tôi xin chân trọng cảm ơn.

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn về công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 82 Luật HNGĐ 2014 về nghĩa vụ cấp dưỡng của cha mẹ sau khi ly hôn :

“1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.”

Theo đó, dù vợ chồng bạn đã ly hôn, và bạn không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, thì bạn vẫn có quyền thăm nom con mà không bị ai cản trở, trừ khi việc thăm nom của bạn gây ảnh hưởng xấu đến việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con của vợ bạn và bị vợ bạn yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom.

Đồng thời căn cứ Khoản 5 Điều 118 Luật HNGĐ 2014 về việc chấm dứt nghĩa vụ cấp dưỡng: “5. Bên được cấp dưỡng sau khi ly hôn đã kết hôn”

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn không cấp dưỡng cho con kể từ khi vợ bạn kết hôn; tức giữa bạn và vợ không có thỏa thuận về việc cấp dưỡng nên hiện tại bạn không cần cấp dưỡng cho con.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi để được hỗ trợ kịp thời.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169