Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Vợ hoặc chồng là người nước ngoài bỏ về nước, giải quyết ly hôn thế nào?

Tư vấn trường hợp hỏi về thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài khi một bên bỏ về nước và trường hợp ly hôn với chồng đang ở nước ngoài; Có thể yêu cầu cả hai vợ chồng cùng trả khoản nợ do một người đứng ra vay không; Yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom của chồng và các vấn đề liên quan như sau:

1. Hỏi luật sư về thủ tục ly hôn đơn phương với người nước ngoài do bỏ về nước?

Luật sư cho hỏi: Cách đây hơn hai năm tôi có kết hôn với một người đàn ông Hàn Quốc. Sau đó hai tháng anh ấy bỏ về nước rồi biệt tăm luôn cho đến nay. Tôi đã nhờ cơ quan ngoại giao nước ta ở Hàn Quốc xác minh tìm giúp địa chỉ nhưng được trả lời không biết ở đâu.

Tôi nghe nói muốn ly hôn phải có sự đồng ý của cả hai người, đúng hay sai? Trong trường hợp không tìm được người đàn ông đó, tôi có thể ly hôn không? Hiện tôi đang tạm trú tại Thành phố Hồ Chí Minh, vậy tôi phải nộp đơn xin ly hôn ở Toà án nào?

TRẢ LỜI: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi đề nghị tư vấn đến Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bạn có quyền nộp đơn khởi kiện ly hôn ra tòa án theo yêu cầu một bên. Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu tòa án giải quyết ly hôn". Theo đó, bạn có quyền đơn phương nộp đơn xin ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng bạn.

Căn cứ điểm c, khoản 1, Điều 40, Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn, người yêu cầu như sau: “Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động trong các trường hợp sau đây: Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;”

Như vậy, nếu chồng bạn có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi chồng bạn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Nếu chồng bạn không có nơi cư trú (thường trú hoặc tạm trú) ở Việt Nam thì thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài do Tòa án nhân dân nơi bạn cư trú hoặc làm việc thụ lý và giải quyết. Khi đó hộ khẩu thường trú của bạn ở đâu, bạn hãy nộp đơn xin ly hôn tại tòa án nhân dân tỉnh đó để được giải quyết.

Theo Nghị quyết 01/2003 NQ-HĐTP của TAND tối cao ngày 16/4/2003, trường hợp người nước ngoài bỏ về nước hơn một năm mà không có tin tức gì dù cơ quan chức năng (cơ quan ngoại giao của Việt Nam ở nước ngoài) đã xác minh nhưng vẫn không biết địa chỉ thì được coi là trường hợp bị đơn cố tình giấu địa chỉ, nếu có đơn xin ly hôn thì tòa án thụ lý xử cho ly hôn. Theo đó, nếu chồng bạn đã bỏ về nước hơn một năm, cơ quan ngoại giao của nước ta cũng đã xác minh nhưng không tìm được địa chỉ thì trường hợp của bạn sẽ được tòa chấp thuận cho ly hôn.

---

2. Tư vấn về ly hôn có yếu tố nước ngoài, chia tài sản và hạn chế quyền thăm nom con cái sau ly hôn

Xin chào văn phòng Luật Minh Gia! Tôi tên Th, có cháu gái kết hôn với người TQ và đăng ký kết hôn tại TQ, đã làm thủ tục tại sở Tư Pháp HD, đã có 2 con. HK thường trú tại TP H nhưng cháu lại sống ở HD. Nay chồng cháu đã bỏ về TQ, cháu muốn đơn phương ly hôn. Vậy thủ tục như thế nào, xin được nhờ VP Luật GM tư vấn cho cháu về những giấy tờ  thủ tục cần thiết liên quan đến đơn phương ly hôn. Xin cám ơn sự tư vấn của Quí VP Luật Gia Minh.Mong được hồi âm!

Tư vấn: Chào anh/chị, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Thủ tục đơn phương ly hôn có yếu tố nước ngoài

>> Ly hôn có yếu tố nước ngoài thì nộp đơn yêu cầu ở tòa án nào?

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

3. Có thể yêu cầu cả hai vợ chồng cùng trả khoản nợ do một người đứng ra vay không?

Cháu xin chào luật sư ạ . Luật sư cho cháu hỏi là có 1 người bạn mẹ cháu có vay mẹ cháu 40tr để làm ăn và còn vay rất nhiều người khác . Nhưng không may bị vỡ nợ . Thì người chồng có trách nhiệm trả cùng vợ không ạ . Vì đây là tiền làm ăn và 2 vợ chồng không có ly hôn . Và chồng đang làm bệnh viện nhà nước . Nếu không trả thì mẹ cháu có quyền đâm đơn kiện cả vợ cả chồng không ạ . Khi vay thì có vợ kí tên đàng hoàng ạ. Cháu xin chân thành cảm ơn ạ.

Trả lời tư vấn: Chào bạn, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một số bài viết cụ thể sau đây:

>> Chồng có nghĩa vụ phải thanh toán nợ cho vợ không?

>> Chồng vay nợ, vợ không đồng ý, khi ly hôn vợ có phải trả nợ không?

---

4. Yêu cầu Tòa án ra quyết định hạn chế quyền thăm nom của chồng

Tôi và chồng tôi đã li hôn được 3 năm. Quyền nuôi con thuộc về tôi( con tôi năm nay học lớp 7- 13 tuổi), chồng tôi không chịu nuôi con và cũng không chu cấp tiền nuôi con. Tôi cũng đã đồng ý nuôi con 1 mình trước tòa. Trong thời gian li hôn tôi mặc dù anh ấy không nuôi con nhưng tôi vẫn cho anh ấy đón con về chơi trong những ngày nghỉ học( thường thì khoảng 1 tháng tôi cho con về chơi 1 lần). Thế nhưng mỗi lần con tôi về chơi với anh anh thường xuyên nói xấu tôi với con, bày vẻ con tôi chống đối lại tôi và nói hỗn với tôi. Biết được điều đó nên tôi không muốn cho con về nhiều nhưng ngặt là con tôi rất nghe lời và sợ anh ấy. Tôi đang rất rối trí không biết làm cách nào. Luật sư có thể tư vấn giúp tôi được không?

Tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về việc người chồng không cấp dưỡng. Theo quy định của Luật hôn nhân vfa gai đình năm 2014 quy định người không trực tiếp nuôi con sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng để nuôi con. Nếu trong quyết định, bản án của tòa giải quyết ly hôn đã đề cập tới mức cấp dưỡng mà người chồng phải cấp dưỡng mà người chồng không thực hiện thì chị có thể nhờ tới Chi cục thi hành án dân sự can thiệp giải quyết. 

Thứ hai, về việc hạn chế quyền thăm nom của chồng

Chị có thể yêu cầu tòa án hạn chế quyền của chồng chị với con trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 85 Luật hôn nhân gia đình năm 2014:

“Điều 85. Hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên

1. Cha, mẹ bị hạn chế quyền đối với con chưa thành niên trong các trường hợp sau đây:

a) Bị kết án về một trong các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con với lỗi cố ý hoặc có hành vi vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con;

b) Phá tán tài sản của con;

c) Có lối sống đồi trụy;

d) Xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.

2. Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, Tòa án có thể tự mình hoặc theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức quy định tại Điều 86 của Luật này ra quyết định không cho cha, mẹ trông nom, chăm sóc, giáo dục con, quản lý tài sản riêng của con hoặc đại diện theo pháp luật cho con trong thời hạn từ 01 năm đến 05 năm. Tòa án có thể xem xét việc rút ngắn thời hạn này”.

Như vậy, nếu chị có thể chứng minh hành vi của chồng chị thuộc vào trường hợp xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì có thể yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom của người chồng để ngăn chặn các hành vi tiêu cực của chồng gây ảnh hưởng xấu tới sự hình thành và phát triển nhân cách của con.

Trân trọng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169