Vợ đi nước ngoài không về, tài sản ở một nơi muốn ly hôn làm thế nào?
Và sau đó có gửi thêm về và anh có mua 3 mảnh đất trong Đ và xây nhà cấp 4. Nhà thì xây ngoài Bắc hiện tại là ở H. Có gửi tiền về cho con gái ăn học. Nhưng năm sau đó không gửi mà gửi về ngoại. Và trong suốt thời gian đó anh có gọi vợ về để gia đình đoàn tụ, nhưng c bảo ko về nữa anh đi lấy vợ đi. Cũng rất nhiiều lần như vậy nên vợ chồng sinh mâu thuẫn với nhau. Vì vợ không chịu về và giục anh lấy vợ. Bên gia đình nhà ngoại còn viết giấy cho anh là chị ấy mất liên lạc nên đồng ý cho con dể đi lấy vợ. Anh đã mang đơn gửi tòa. Trong thời gian đó gia đình nhà tôi đã đi hỏi vợ cho anh. Vì nhà chị dâu tôi đã đồng ý và chị ấy cũng trả lời không về và không liên lạc được nữa. Khi đơn gửi tòa anh đã lấy vợ và định ngày cưới bởi vì việc kết thúc ly hôn chỉ còn là thủ tục vì đã có giấy tờ của nhà ngoại được chứng nhận dấu đỏ của UBND xã nhà ngoại. Công việc anh trai tôi vẫn tiến hành thăm nhà gái và 2 bên đến xin phép và định ngày cưới. Đến gần ngày cưới chị mới điện về là hoãn lại chị ấy sẽ về. Nhưng lúc đó có hoãn nhưng anh tôi cũng vẫn không quay lại với vợ cũ. Và tiếp tục công việc ly hôn. Hai bên đã đồng ý thỏa thuận ly hôn. Khi ra tòa thì tòa nói ở bắc thì đất cát ở trong Nam 2 vợ chồng tự thỏa thuận. Và đã thỏa thuận chia đôi. Và chị ấy đòi tiền gửi về đóng học cho con trong mấy năm xa nhà là 400triệu chia đôi. Anh cũng nộp đủ 200triệu tiền mặt trước tòa.Ngôi nhà chồng thì góp công sức, vợ thì góp của xây nhà. Nhưng ngôi nhà vẫn mang tên của ông bà nội, vì nhà còn thờ cụ nội. Nhưng chị ấy đòi 1 nửa của cả mảnh đất đó, anh tôi không đồng ý. Vì bố mẹ tôi chỉ cho 1 nửa để xây, còn 1 nửa là của bố mẹ.
Lần đưa đơn trước anh tôi là người đưa đơn. Sau thời gian anh tôi không lên tòa nữa tòa có gọi lên trả thủ tục anh tôi cũng ko lên. Sau 1 thời gian c dâu lại đưa đơn khởi kiện có gọi anh lần đầu lên và a ấy đòi sang tên cho con gái hết mảnh đất đó. Mà con gái do anh nuôi đang học đại học. Vì phần đất khi bố mẹ chia tay bố đã cho con gái để ăn học rồi.
Vậy luật sư cho tôi biết anh tôi nên làm gì bây giờ? và khi tòa gọi ko lên có vấn đề gì không? Hãy cho tôi biết cách giải quyết tốt nhất và tư vấn cho tôi biết thêm 1 số điều liên quan đến sự việc trên. Cảm ơn luật sư và mong hồi âm của luật sư. Vì chúng tôi ko hiểu rõ về luật.
Trả lời: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của anh chị, chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về tài sản chung của vợ chồng và nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn:
Căn cứ Luật Hôn Nhân Gia đình 2014 quy định về Tài sản chung của vợ chồng
"Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả thuận là tài sản chung.
- Quyền sử dụng đất mà vợ chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng. Quyền sử dụng đất mà vợ hoặc chồng có được trước khi kết hôn, được thừa kế riêng chỉ là tài sản chung khi vợ chồng có thoả thuận.
- Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất.
+ Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong giấy chứng nhận quyền sở hữu phải ghi tên của cả vợ chồng.
+ Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó là tài sản chung."
Do đó, tài sản mà vợ, chồng anh tạo ra trong thời kỳ hôn nhân- thời gian chị đi lao động nước ngoài là tài sản chung của vợ chồng:
Cụ thể:
Tiền gửi về nuôi con: 400 triệu đồng. Khoản tiền mà vợ anh kiếm được và gửi về cho gia đình vợ cũng được xác định là tài sản chung của vợ chồng anh chị, vì đây là tài sản được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân.
3 Mảnh đất được mua tại Đ
Còn ngôi nhà hiện tại ở H, nếu bố mẹ anh chồng đã thực hiện thủ tục tặng cho đất, chuyển nhượng quyền sử dụng một nửa mảnh đất đó thì đây được xác định là tài sản chung của vợ chồng. Một nửa mảnh đất là của bố mẹ anh chồng thì không được chia trên phần đất đó, chỉ được thực hiện chia trên phần đất là tài sản chung của vợ chồng. Nếu anh chị chưa thực hiện thủ tục sang tên trên một nửa mảnh đất này thì quyền sử dụng đất thuộc về bố mẹ anh chồng, ngôi nhà do vợ chồng xây dựng và đứng tên thì được phân chia trên giá trị ngôi nhà đó.
Về nguyên tắc, khi ly hôn, vợ chồng sẽ tự thỏa thuận phân chia tài sản chung, nếu không thỏa thuận được có thể yêu cầu Tòa Giải quyết.
Việc thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng phải được lập thành văn bản, có thể yêu cầu Tòa Án Công nhận.
Với 3 mảnh đất tại Đồng Nai, do chị chưa cung cấp thông tin về việc thỏa thuận phân chia giữa vợ chồng anh trai chị nên khi Tòa Án giải quyết, họ sẽ tính giá trị của 3 mảnh đất theo giá thị trường tại thời điểm thực hiện phân chia để thực hiện chia đôi.
Thứ hai, đối với tài sản mà chị cung cấp là anh chị đã cho con gái, vì việc tặng cho này là tặng cho đối với bất động sản nên khi thực hiện giao dịch, cần có hợp đồng tặng cho, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và nhà ở thì giao dịch mới có hiệu lực pháp luật. Nếu anh chị chưa thực hiện các thủ tục này thì việc tặng cho không có giá trị pháp lý, pháp luật vẫn coi đây là tài sản chung của vợ chồng. Còn nếu đã hoàn tất thủ tục này, thì ngôi nhà này không coi là tài sản chung của vợ chồng và không thực hiện phân chia tài sản khi ly hôn.
Thứ ba, thủ tục ly hôn:
Nếu vợ chồng anh của chị đã có sự thuận tình ly hôn, thực hiện thỏa thuận phân chia một phần tài sản chung thì làm đơn thuận tình ly hôn, có chữ ký của cả 2 bên, kèm theo sự thỏa thuận về phân chia tài sản, gửi lên Tòa Án nhân dân tỉnh nơi thường trú của một trong 2 bên.
Hồ sơ ly hôn trương hợp thuận tình ly hôn:
+ Giấy chứng nhận kết hôn: Giấy chứng nhận kết hôn bản gốc. Nếu không có giấy chứng nhận kết hôn bản gốc có thể thay thế bằng bản sao do chính cơ quan nhà nước nơi thực hiện việc đăng ký kết hôn cấp.
+ Sổ hộ khẩu, CMND của vợ chồng
+ Giấy khai sinh của các con;
+ Giấy thỏa thuận phân chia tài sản chung của vợ chồng
+ Đơn yêu cầu Tòa Phân chia khối tài sản chung nào chưa được thỏa thuận phân chia.
+ Sau đó anh đem toàn bộ giấy tờ trên đến nộp tại: TAND cấp huyện nơi đương sự thường trú hoặc tạm trú.
Thủ tục thuận tình ly hôn
+ Nộp hồ sơ về việc xin thuận tình ly hôn tại Tòa án nhân dân cấp quận/huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng;
+ Tòa án kiểm tra đơn và ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí sau khi nhận đơn khởi kiện cùng hồ sơ hợp lệ;
+ Nộp tiền tạm ứng án phí dân sự sơ thẩm tại Chi cục thi hành án quận/huyện và nộp lại biên lai tiền tạm ứng án phí cho Tòa án; Tạm ứng án phí là 300.000đ đối với 2 vợ chồng, khi thuận tình thì khoản này được chia đôi.
+ Sau khi tòa án tiến hành mở phiên hòa giải, trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày hòa giải không thành (không thay đổi quyết định về việc ly hôn) nếu các bên không thay đổi ý kiến Tòa án ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Thứ tư, khi anh chị đã được Tòa Án triệu tập lần thứ nhất, đã lên và trải qua giai đoạn hòa giải mà vẫn không thành, thì Tòa sẽ mở phiên tòa sau khi thụ lý hồ sơ hợp lệ, nếu Tòa triệu tập đến lần thứ 2 mà anh chị không lên thì Tòa sẽ xét xử vắng mặt và anh chị sẽ được thông báo về kết quả phiên tòa.
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn hôn nhân gia đình trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất