Luật sư Vũ Đức Thịnh

Vợ có quyền đơn phương ly hôn khi chồng đang chấp hành hình phạt tù?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án giải quyết yêu cầu ly hôn có hiệu lực pháp luật. Theo quy định của Luật hôn nhân và Gia đình, vợ, chồng có thể yêu cầu ly hôn thuận tình hoặc ly hôn theo yêu cầu của một bên (đơn phương ly hôn). Vậy, khi chồng đang chấp hành hình phạt tù, vợ có quyền đơn phương ly hôn hay không? Dưới đây là một số nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề này.

Câu hỏi: Tôi có tình huống muốn nhờ Luật sư tư vấn giúp. Chị A có chồng là anh B đang chấp hành hình phạt tù 4 năm (đã thụ án được 3 năm 6 tháng). Do tình cảm gia đình đã rạn nứt nên chị A muốn tiến hành ly hôn.Vậy chị A có tiến hành ly hôn ngay được không hay phải chờ anh B chấp hành hình phạt xong. Bên cạnh đó, chị cũng muốn giành quyền nuôi đứa con 5 tuổi của mình. Chị cũng cho biết thêm mình đang mang thai được 4 tháng. Chân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Thứ nhất, về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn

Tại Khoản 1 Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn”

Theo đó việc yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn có thể theo ý chí của một bên vợ hoặc chồng hoặc cả vợ và chồng. Anh B hiện đang chấp hành hình phạt trong trại giam, tình cảm của A và B đã rạn nứt, mục đích hôn nhân không đạt được, đây có thể coi là một căn cứ để A có quyền yêu cầu đơn phương ly hôn.
 

Vợ có quyền đơn phương ly hôn khi chồng đang chấp hành hình phạt tù?
Vợ có quyền đơn phương ly hôn khi chồng đang chấp hành hình phạt tù?

Thứ hai, về quyền nuôi con

Tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc nuôi con, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau ly hôn:

“Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con”

Do đó, A và B có thể thỏa thuận với nhau về người trực tiếp nuôi con, trường hợp không thỏa thuận được Tòa án sẽ quyết định căn cứ vào các điều kiện tốt nhất để con phát triển cả về vật chất lẫn tinh thần.

Như vậy, A muốn giành quyền nuôi con thì A phải chứng minh với Tòa rằng mình có đủ các điều kiện để chăm sóc con một cách tốt nhất như:

+ Thu nhập hàng tháng (Có đảm bảo để nuôi con hay không);

+ Chỗ ở ổn định;

+ Môi trường sống (Có đảm bảo cho sự phát triển tốt nhất về thể chất lẫn tinh thần cho con không?);

+ Thời gian làm việc (Có thời gian để chăm sóc con hay không?);

+ Sự quan tâm, chăm sóc của cha/mẹ giành cho con?

Thứ ba, về thủ tục ly hôn đơn phương

Về thủ tục ly hôn đơn phương chúng tôi đã có bài viết rất cụ thể, bạn có thể tham khảo tại đây: Thủ tục đơn phương ly hôn

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn