Luật sư Trần Khánh Thương

Việc cấp dưỡng cho con khi ly hôn được quy định thế nào?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào luật sư,Giờ 2 vợ chồng tôi vẫn sống chung nhưng không có tình cảm, kiểu ly thân, ở cùng là vì 2 đứa con. Chúng tôi có 2 con nhỏ: 1 cháu 6 tuổi và 1 cháu 18 tháng. Tài sản chung giữa chúng tôi hiện không có gì vì ở chung nhà với bố mẹ chồng.

Chúng tôi đều làm công ăn lương không có sổ tiết kiệm. Lương tháng của chồng tôi khoảng 10tr/tháng, còn tôi 4tr/tháng, nhận lương qua tài khoản ngân hàng. Tuy nhiên, hàng tháng tôi vẫn có một thu nhập do cho người quen vay tiền giờ trả định kỳ 4tr/tháng. Thêm nữa, bố tôi vì có điều kiện nên muốn cho tôi một số tiền để lo cho bản thân và con cái. Vậy sau khi ly hôn, những tài sản tôi được bố mẹ cho riêng (trong thời gian 2 người vẫn là vợ chồng): nhà cửa, tiền .v.v... thì có cần phải chia đôi không ??? Và nếu tôi vẫn nuôi 2 con nhỏ thì chồng tôi sẽ phải chu cấp tiền nuôi con như thế nào ?Rất mong hồi đáp!Xin chân thành cảm ơn !!!

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quy định mới về tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng

THeo quy định tài sản được tặng cho riêng một người trong thời kì hôn nhân thì được xác định là tài sản riêng của người đó. Nếu bố mẹ chị thực hiện tặng cho riêng chị bằng hợp đồng tặng cho hợp pháp thì đây là tài sản riêng của chị, người chồng không có quyền đòi chia đối với số tài sản riêng này.

Về vấn đề cấp dưỡng, người nào không trực tiếp nuôi con thì phải thực hiện việc cấp dưỡng cho con tới khi con thành niên. Nếu chị là người trực tiếp nuôi con thì chị có quyền yêu cầu anh chồng thực hiện việc cấp dưỡng cho các cháu. Mức cấp dưỡng do hai bên thỏa thuận, nếu không thỏa thuận được thì yêu cấu TAND giải quyết. TAND sẽ dựa trên chi phí sinh hoạt hàng tháng của con và khả năng tài chính của người chồng để quyết định một mức cấp dưỡng cụ thể và phương thức cấp dưỡng phù hợp.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

1 |==========================

Yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Luật sư cho tôi hỏi. Hai vợ chồng tôi có với nhau hai con nhưng vì bất đồng chổ ở nên cô ấy ly hôn. Trong lúc ly hôn vì công việc làm ăn xa tôi không về được nên tòa quyết định cho vợ tôi nuôi hai con. Trong thời gian này tôi chu cấp tài chính đầy đủ. Bây giờ con lớn của tôi được 10 tuổi, nhỏ 8 tuổi .bây giờ tôi muốn nuôi một trong hai con vậy tòa có giai quyết được không?

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

2 |==========================

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin chào! Tôi có trường hợp muốn xin được tư vấn, nếu vợ chồng anh hai tôi ly hôn thì anh hai tôi có được quyền nhận nuôi con không, trường hợp cụ thể la chau bé nay được 26 tháng tuổi từ khi mang thai đến sanh cháu được bà nội nuôi dưỡng chăm sóc đầy đủ...cha bé co kinh tế mức lương 5.5 triệu một tháng, đạo đức tốt, môi trường sống phù hợp để cháu bé học tập và vui chơi. Me bé có mức lương 4 triệu một tháng gia đình mẹ bé thuộc hộ nghèo không đủ điều kiện để nuôi dạy bé phát triển tốt! Như thế nếu ly hôn cha bé co nhận được quyền nuôi con không? Xin cảm ơn.

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:

Quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi của mẹ sau khi ly hôn

Chồng có quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Luật sư tư vấn pháp luât trực tuyến )

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169