Triệu Lan Thảo

Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, xử lý như thế nào?

Luật hôn nhân và gia đình là một trong những văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng một cách đa dạng nhất, bởi lĩnh vực bao trùm hầu hết các vấn đề của đời sống xã hội. Tuy nhiên, hôn nhân và gia đình cũng là lĩnh vực khó giải quyết bởi đó là quan hệ dân sự, bên cạnh áp dụng quy định pháp luật thì để giải quyết vấn đề này cần có sự nhì nhận một cách công tâm về sự công bằng, đạo đức xã hội của Thẩm phán. Luật sư sẽ tư vấn rõ hơn về vấn đề này.

1. Luật sư tư vấn về hôn nhân và gia đình.

 Một trong những nguyên tắc của luật hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; không phân biệt tôn giáo, tín ngưỡng, giữa người Việt Nam hoặc người nước ngoài; Xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc; các thành viên gia đình có nghĩa vụ tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; không phân biệt đối xử giữa các con.  Nếu bạn đang gặp khó khăn về vấn đề này hoặc bất kì vấn đề nào của pháp luật, đừng ngần ngại liên lạc với chúng tôi để được hỗ trợ các vấn đề pháp lý như:

- Tư vấn về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn và thẩm quyền tiến hành đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài.

- Giải đáp thắc mắc về chia tài sản chung và quyền, nghĩa vụ đối với tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân.

- Tư vấn về trách nhiệm pháp lý của hành vi bạo lực gia đình.

- Tư vấn về chế độ cấp dưỡng sau khi ly hôn.

Để làm rõ hơn về vấn đề này, Luật Minh Gia xin gửi đến bạn tình huống cụ thể dưới đây để bạn có thể tham khảo và đưa ra hướng giải quyết phù hợp nhất.

2. Trường hợp vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng thì xử lý như thế nào?

Câu hỏi: Chào luật sư, Em kết hôn được 2 năm,và chưa có con, em sống chung với mẹ chồng nên không có tài sản gì hết, chồng em ngoại tình và công khai, nói em về nhà mẹ  đi, tụi em ly thân được 3 tháng rồi, giờ chồng e sống với người phụ nữ đó như vợ chồng và phụ nữ đó đang có bầu, giờ em phải làm như thế nào để kiện người phụ nữ đó và chồng em, trường hợp này em muốn ly hôn thì em có quyền lợi gì khi ly hôn không ạ? Mong luật sư tư vấn. Em xin cảm ơn!

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi về cho Công ty Luật Minh Gia, chúng tôi xin tư vấn trường hợp của bạn như sau:

Thứ nhất, Về việc chồng bạn ngoại tình công khai và có con với người phụ nữ khác.

Để bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình, tại Khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:

2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;…”

Do đó, trong trường hợp bạn và chồng bạn chưa ly hôn nhưng chồng bạn đã có hành vi chung sống với người phụ nữ khác, người phụ nữ đó lại có bầu, nên chồng bạn đã vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, vi phạm điều cấm của pháp luật. Vì thế, bạn có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân xã đề nghị xử lý hành vi vi phạm pháp luật của chồng bạn và người phụ nữ đó.

Khoản 1 Điều 48 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24/9/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã quy định:

"1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;

c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;

d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;

e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

Thứ hai, trong trường hợp bạn muốn ly hôn thì bạn có thể gửi đơn yêu cầu ly hôn lên Tòa án. Do vợ chồng bạn sống chung với gia đình, nên nếu tài sản của vợ chồng bạn trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Theo quy định tại Khoản 2 Điều 61: Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình có thể xác định được theo phần thì khi ly hôn, phần tài sản của vợ chồng được trích ra từ khối tài sản chung đó để chia theo quy định tại Điều 59 của Luật Hôn nhân và Gia đình.

---------------

Câu hỏi thứ 2 - Có được hạn chế quyền thăm nom, chăm sóc cháu của ông bà khi vợ chồng ly hôn?

Chào luật sư. Tôi muốn hỏi điều như sau: Vợ chồng tôi đã ly hôn, con trai tôi 1 tuổi được tòa tuyên do mẹ nuôi dưỡng và bố chu cấp nuôi con. Bà nội và bố cháu đến thăm hàng tuần, nhưng cứ đến là nói những câu khó nghe như: "ông bà trông cháu đừng để cháu bốc cơm mèo ăn"... , thương xót cháu còi ốm, đe dọa cháu có làm sao thì không tha cho cả nhà... (cháu còn bé hay ốm vặt). Trong khi cả nhà tôi mọi người đều gắng hết sức chăm sóc cháu, làm tôi và ông bà ngoại rất khó chịu và phải nhịn để không gây ra to tiếng.

Tôi muốn hỏi tôi sẽ không hạn chế bố thăm con nhưng tôi có thể hạn chế bà nội cháu thăm cháu 1 tháng 1 lần và không được can thiệp vào việc mẹ chăm sóc con hay không? Xin cảm ơn luật sư !

Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua bài viết cụ thể sau đây:

>> Tư vấn về ngăn cản và hạn chế quyền thăm, đón con sau khi ly hôn.

Theo đó, vì ông bà cũng có quyền và nghĩa vụ để chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho con cháu. Nên với căn cứ bạn cung cấp thì không có cơ sở để yêu cầu hạn chế quyền thăm nom của ông, bà với cháu được.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng, xử lý như thế nào?. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo