Hoàng Thị Nhàn

Về việc bắt con sau ly hôn(đã ly hôn được 7 năm)

Nội dung yêu cầu: Xin chào luật sư! 1/ Hai vợ chồng em kết hôn vào 2004 và có sinh một cháu trai sinh ngày 20/05 và ly hôn theo QĐ của Tòa án bản án SƠ THẨM số 21/2009/HNGĐ/ST và bản án PHÚC THẨM số 25/2009/HNGĐ-PT. Trong quá trình nuôi con tôi thực hiện đúng pháp luật(không ngăn cản quyền thăm nom con của chồng)

Cuối năm học(nghỉ hè) năm 2014-2015 và 2015-2016 gia đình chồng xin cho con vào nhà nội cháu chơi nhưng rồi không trả con theo thỏa thuận lúc ban đầu mà chồng tôi còn có thái độ thách thức không trả con và cả tháng không cho con gọi ĐT cho tôi. Vậy tôi phải làm gì trong trường hợp này. Xin luật sư tư vấn giúp tôi. 2/ Khi cháu vào nội chơi thì gia đình chồng tôi thường xuyên dắt con tôi đi nhà thờ. Vậy hành động của gia đình nhà chồng có vi phạm pháp luật về tín ngưỡng không? xn luật sư tư vấn giúp tôi 3/ Khi cháu vào nội chơi thì chống tôi tập cho cháu lái xe máy. Vậy chồng tôi vi phạm luật pháp gì? Xin luật sư tư vấn giúp tôi? Tôi thành thật cảm ơn luật sư

 

Trả lời: Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, về vấn đề này chúng tôi tư vấn như sau:

 

Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

 

Điều 82. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.

 

2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.

 

3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.

 

Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó.

 

Điều 83. Nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ trực tiếp nuôi con đối với người không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

 

1. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu người không trực tiếp nuôi con thực hiện các nghĩa vụ theo quy định tại Điều 82 của Luật này; yêu cầu người không trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình tôn trọng quyền được nuôi con của mình.

 

2. Cha, mẹ trực tiếp nuôi con cùng các thành viên gia đình không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con

 

Chiếu theo quy định trên thì việc giữ con ở lại gia đình bên nội và không giao trả đứa bé cho bạn theo thỏa thuận là không đúng quy định của pháp luật. Trường hợp này, bạn có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của anh ta về hành vi cũng như hạn chế quyền thăm nom con của anh ta. Khi đó, anh ta có thể bị cưỡng chế phải giao con lại cho bạn (người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn).

 

Nghị định 92/2012/NĐ-CP quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo: “Nghiêm cấm việc ép buộc công dân theo đạo, bỏ đạo hoặc lợi dụng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo để phá hoại hoà bình, độc lập, thống nhất đất nước; kích động bạo lực hoặc tuyên truyền chiến tranh, tuyên truyền trái với pháp luật, chính sách của Nhà nước; chia rẽ nhân dân, chia rẽ các dân tộc, chia rẽ tôn giáo; gây rối trật tự công cộng, xâm hại đến tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự, tài sản của người khác, cản trở việc thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân; hoạt động mê tín dị đoan và thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật khác

 

Trong trường hợp này cháu bé còn nhỏ và cũng không có căn cứ bố cháu có hành vi ép buộc cháu theo đạo hoặc bỏ đạo. Gia đình bên nội dẫn cháu bé đi nhà thờ, đây là một việc bình thường.

 

Pháp luật quy định người từ đủ 16 tuổi trở lên được lái xe gắn máy có dung tích xi-lanh dưới 50 cm3; Từ đủ 18 tuổi trở lên được lái xe moto hai bánh, ba bánh dung tích từ 50 cm3 trở lên. Trường hợp này, anh ta cho cháu đi xe khi chưa đủ tuổi là trái quy định về an toàn giao thông đường bộ.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo