Nguyễn Thị Thùy Dương

Vay tiền không có khả năng chi trả có bị đi tù không?

Hợp đồng vay mượn tài sản là loại hợp đồng khá phổ biến hiện nay, chính vì vậy nên nó kéo theo rất nhiều trường hợp người dân tự ý cho vay, mượn theo ý định chủ quan của mình mà không quan tâm đến pháp luật dẫn đến nhiều trường hợp vi phạm pháp luật thậm chí dẫn đến tù tội. Thấy được tình hình đó công ty chúng tôi xin giải quyết một tình huống cụ thể để anh/chị có thể tham khảo và áp dụng vào tình huống của mình.

Câu hỏi tư vấn:

Xin chào luật sư. Tôi có một người bạn có vay 1 khoản tiền 170 triệu. Mà với lãi suất cứ 90 nghìn đồng đối với 1 triệu/tháng. Trước đó bạn tôi có vay người này và chơi hụi với người này tầm 4 năm, người này cũng đã lấy được số lãi suất rất cao từ người bạn của tôi trong quá trình làm ăn. Và bạn tôi có làm giấy để mượn thêm 60 triệu đồng và có 2 con của bạn tôi ký xác nhận và có công chứng. Tổng cộng là 170 triệu như tôi đã nêu trên. Nay bạn tôi không còn khả năng chi trả. Và người cho vay có làm đơn ra tòa tôi muốn hỏi bạn tôi có bị ngồi tù hay không? Mong luật sư trả lời mail giúp tôi sớm và cảm ơn luật sư

Nội dung tư vấn:

- Về hợp đồng vay tiền

Theo quy định tại điều 463 bộ luật dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vay tài sản thì:

"... Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định".

Như vậy có thể hiểu hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, bên cho vay sẽ cho bên mượn vay tài sản, đến kỳ hạn nhất định bên mượn phải có nghĩa vụ trả lại tài sản đó theo như hợp đồng hai bên quy định.

- Về hình thức hợp đồng, giấy vay tiền

Thêm vào đó tại Điều 119 của pháp luật về hình thức của giao dịch dân sự có quy định 

"Điều 119. Hình thức giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó".

Như có trình bày ở trên bạn và một người khác có phát sinh quan hệ vay tài sản và đã vay người đó trước 110 triệu đồng trong 4 năm bằng việc thỏa thuận giữa hai bên( bằng hình thức nộp tiền "chơi hụi") với lãi suất thỏa thuận là 90 nghìn đồng/1 tháng và lần 2 vay thêm số tiền 60 triệu đồng cùng với lãi suất 90 nghìn đồng/1 tháng và có giấy tờ công chứng. Cả hai trường hợp này đều được công nhân về hình thức giao dịch dân sự theo điều khoản trên vì giao dịch dân sự vay tài sản có thể bằng lời nói thỏa thuận hay giấy tờ, nếu có công chứng thì tính hiệu lực của hợp đồng vay càng đảm bảo.

Nếu người cho vay kiện bạn anh ra tòa thì theo nguyên tắc giải quyết của người yêu cầu tòa án sẽ giải quyết vụ việc của bạn anh tuy nhiên do đây là vụ án dân sự nên bạn anh sẽ không ngồi tù. Trừ trường hợp bạn anh có tình trạng trốn tránh hay không hợp tác với cơ quan điều tra hay bỏ trốn khỏi nơi cư trú, khi đến thời hạn trả nợ có khả năng trả mà không trả và bạn anh bị nghi ngờ hoặc có căn cứ phạm tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản thì cơ quan công an mới có biện pháp bắt giữ và điều tra.

- Về lãi suất thể hiện trong hợp đồng vay tiền

Tuy nhiên với trường hợp này chúng tôi nhận thấy mức lãi suất của bên cho vay (90 nghìn đồng/1 triệu /1 ngày) là không hợp lý, có tình tiết của tội cho vay nặng lãi.

Tại Điều 201 quy định về tội cho vay nặng lãi như sau 

"Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự

1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm".

Với trường hợp cả hai lần vay mà bên cho bạn anh vay tiền với lãi suất 90 nghìn đồng/tháng tính ra lãi suất sẽ là 108%/1 năm với lãi suất này nếu tính phần thu lợi bất chính trên lãi trên 30 triệu đồng thì người cho bạn anh vay tiền sẽ có căn cứ xác định tội cho vay nặng lãi với người này 

Do bạn anh không nêu rõ các mốc thời gian vay tiền giữa hai bên nên chúng tôi không thể xác định đúng số tiền thu lợi bất chính tuy nhiên dựa vào một số thông tin mà anh cung cấp chúng tôi tính được số tiền thu lợi bất chính của lần vay đầu 110 triệu là:

110 (triệu đồng)  X  108% ( lãi suất/1 năm) X 4 ( thời gian vay tính theo năm) = 475,2( triệu đồng)

Giả sử 60 triệu bạn anh cách thời điểm hiện nay 1 năm thì tiền lãi sẽ là:

60 ( triệu đồng)  X  108% ( lãi suất/ 1 năm) X  1( thời gian vay tính theo năm) = 64.8 ( triệu đồng) 

Tổng số tiền thu lợi bất chính từ 2 lần vay dự kiến sẽ là 475,2 + 64.8 = 540 (triệu đồng)

Vậy trường hợp này người cho bạn anh vay có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự ở Khoản 2 của điều Luật trên"2. Phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm".

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo