Vay tiền của người khác không trả có phạm tội không?
Kính gửi luật sư hiện tôi đang có 1 vụ việc khó khăn đang cần sự trợ giúp như sauvừa qua vào tháng 4 năm 2016 tôi quen biết 1 người tên T thông qua 1 người tên P ở gần nhà giới thiệu, T kể hoàn cảnh cha và chị gái bị người tên K bắt cóc nên cần mượn tiền để lo, tôi có hỏi nguyên nhân và tại sao ko báo công an thì nói là bà K là mẹ chồng của chị của T nên ko báo,mà tự lo, và hứa xong việc sẽ trả, và trong tháng 5 và tháng 6 T tiếp tục mượn của tôi thêm 40tr đồng để xoay sở vì thương người tôi cũng giúp, nhưng đến tháng 8/2016 T báo tin ngoại cô ta và mẹ cô ta bị bà K bắt cóc, và phát hiện ở đi linh và đòi tiền chuộc 1 ty đồng, tôi không có tiền nhiều để cho mượn tôi bảo cô ta báo công an và cô ta nói đã báo công an rồi, và sau 2 tuần tôi tiếp tục đưa cho cô mượn thêm 45tr, khi về thành phố tôi có hỏi thông tin để gặp nhưng bị từ chối và nói là bà K đã bị bắt và đang ta tòa, và bảo tiền án phí là 5% số tiền kiện, và mượn tôi thêm 300tr đồng, tôi bám bụng cầm sổ đỏ vay ngân hàng giúp vì tôi cũng tin là sự thật vì T hứa xong chuyện lấy sẽ trả lại, nhưng sau đó 2 tháng được báo là xử xong va 2 tiền trong kho bạc chưa lấy được,tôi lo lắng và tiếp tục tơi tháng 12 nhà tôi túng không còn gì tôi có giục và dường như tránh mặt tôi chỉ trả lời cho có chứ ko muốn gặp mặt ,cô ta bảo đợi ngoại cô ta bay qua Mỹ bán nhà xong bay việt nam trả, và đợi qua tháng 3/2017 ,chúng tôi đã đợi và cũng không có chúng tôi lo lắng và yêu cầu cô ta làm giấy ký nợ để an tâm, cô ta đồng ý và viết cho tôi và bà P1 mỗi người 1 tờ giấy nợ nhưng sau khi viết xong tôi có yêu cầu chứng minh nhân dân của của ta thì bị từ chối nói là mất chưa làm lại, sau đó 1 ngày tôi phát hiện 2 tờ giấy ghi nợ hoàn toàn là 2 số chứng minh khác nhau, và không với tờ giấy photo công chứng cảu cô ta từng cầm xe cho tiệm cầm đồ, tôi sinh nghi liên lạc và bị chặn số, tôi có đưa đơn kiện lên tòa và được bảo phải có 2 bên mới xử nhưng cô ta không ra, tôi nộp đơn qua huyện thì bị từ chối vì nói đó là án dân sự không phải hình sự , tôi phân vân quá, mong được giải đáp và cần phải làm sao. Cám ơn luật sư !
Trả lời tư vấn: Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với trường hợp trên chúng tôi tư vấn như sau
Thứ nhất, kiện T về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hay kiện đòi dân sự
Để xác định hành vi của T là có cấu thành tội phạm hay không thì cần phải làm rõ vấn đề sau: Thông tin mà bà T đưa ra là có đúng sự thật không. Nếu đây là thông tin giả mà T đưa ra để bạn tin đó là sự thật và giao tiền cho T với giá trị lớn thì đã cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự 2009 quy định:
“1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.”
Do đáp ứng đủ các dấu hiệu để cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản
- Về mặt khách quan, phải có hành vi dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản. Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.
- Về mặt chủ quan, lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Về mặt ý chí của người phạm tội lừa đảo bao giờ cũng nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản trước khi thực hiện hành vi lừa đảo
- Về mặt Khách thể là quyền sở hữu tài sản của người khác.
- Về mặt Chủ thể là bất cứ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự
Tuy nhiên, khi xem xét thông tin của T trước đó đưa ra là hoàn toàn đúng sự thật nhưng sau khi bạn chuyển giao tiền cho T lúc này T mới nảy sinh ý định chiếm đoạt số tiền này bằng việc khai giả số chứng minh thư trong hai giấy ghi nợ nên trong trường hợp này T phạm tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại điều 140 bộ luật hình sự 2009.
Bên cạnh đó, theo quy định tại điều 117 Bộ luật dân sư 2015 quy định về giao dịch dân sự có hiệu lực Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
“1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. 2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”
Đối với hợp đồng vay có thể được xác lập bằng lời nói hoặc bằng văn bản. do bạn và T giao kết với nhau hợp đồng vay bằng văn bản là phù hợp với quy định của pháp luật và việc sai số CMT không là điều kiện để giao dịch vô hiệu. Theo đó, bạn có quyên yêu cầu kiện T trả lại số tiền mà bạn đã cho vay.
Thứ hai, Đối với yêu cầu của Tòa là phải có mặt 2 bên mới xét xử được là chính xác hay không ?
Tùy vào từng trường hợp cụ thể mà tòa có xét xử vắng mặt khi T không tham dự phiên tòa. Dưới đây, tôi xin đưa ra trường hợp tòa vẫn tiến hành xét xử khi T vắng mặt
Theo quy định tại Điều 228 bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy đinh. Xét xử trong trường hợp đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích của đương sự vắng mặt tại phiên tòa
Tòa án vẫn tiến hành xét xử vụ án trong các trường hợp sau đây:
1. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan và người đại diện của họ vắng mặt tại phiên tòa có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt.
2. Nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vắng mặt tại phiên tòa nhưng có người đại diện tham gia phiên tòa.
3. Các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 2 Điều 227 của Bộ luật này.
Bên cạnh đó, Điểm b khoản 2 Điều 227 quy định: "Bị đơn không có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có yêu cầu độc lập vắng mặt mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ nếu không có lí do chính đáng theo yêu cầu triệu tập hợp lệ lần thứ hai."
Do đó, trong trường hợp này thì tòa vẫn tiến hành xét xử bình thường
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.
Trân trọng.
CV tư vấn: Hà Huyền - Luật Minh Gia
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất