Nguyễn Thị Lan Anh

Vấn đề thừa kế của con nuôi với di sản của bố mẹ đẻ

Theo quy định pháp luật, hàng thừa kế là gì? Xác định hàng thừa kế như thế nào theo quy định của pháp luật? Thứ tự hưởng thừa kế theo pháp luật được quy định như thế nào? Trường hợp nào những người ở hàng thừa kế sau được hưởng di sản thừa kế? Trường hợp này được Luật Minh Gia tư vấn như sau:

1. Luật sư tư vấn quy định về hàng thừa kế:

Hàng thừa kế là một nội dung quan trọng trong quan hệ thừa kế. Vì vậy, việc xác định chính xác hàng thừa kế là cơ sở để đảm bảo việc thực hiện phân chia di sản thừa kế được thực hiện phù hợp, đảm bảo quyền và lợi ích của những người thừa kế theo quy định của pháp luật. 

Để xác định được hàng thừa kế trong trường hợp của mình, bạn cần nắm rõ các quy định pháp luật liên quan đến hàng thừa kế hoặc tham khảo sự tư vấn của luật sư. Trong trường hợp không có thời gian tìm hiểu hoặc không có luật sư riêng, bạn hãy liên hệ Luật Minh Gia để luật sư của chúng tôi giải đáp và hướng dẫn cho bạn hướng giải quyết phù hợp.

Để được hỗ trợ, tư vấn về những vấn đề liên quan đến Dân sự - Thừa kê, bạn có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hướng dẫn tư vấn.

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tình huống chúng tôi tư vấn trường hợp về quyền thừa kế của con nuôi để có thêm kiến thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Luật sư tư vấn quy định trường hợp về quyền thừa kế của con nuôi:

Nội dung tư vấn: Kính gửi luật sư: Ba mẹ tôi có tất cả 5 người con, trong đó có 2 người là song sinh 1 nam và 1 nữ, người nam được ba tôi cho anh ruột của ba tôi từ khi anh được 3 tháng và bác ruột tôi có đổi tên và làm khai sinh mới cho người anh trai này. Và hiện sống tại TP P. Ba Mẹ tôi có để lại căn nhà 198m2 hiện nay thuộc diện giải tỏa của nhà nước, xin cho tôi hỏi khi chia tài sản của Ba Mẹ để lại thì anh em tôi có chia cho người anh đã được cho Bác làm con nuôi không. Tôi xin nói thêm về người anh này, tuy anh trai tôi được Ba Mẹ tôi cho từ nhỏ nhưng gia đình tôi vẫn có trách nhiệm lo cho anh cưới vợ, và cho đất cho anh cất nhà, trong khi các anh em tôi thì không có gì hết, Vì thấy anh thiếu thốn tình cảm gia đình từ nhỏ, anh em tôi không muốn vì tí tài sản của cha mẹ mà anh em tranh dành kiện tụng  nhau, nhưng vì hiện nay các anh chị tôi không 1 ai có nhà để ở đều phải đi ở thuê. Và căn nhà này thì do anh và chị lớn tôi gầy dựng nên tất cả trong khi Ba tôi chỉ có miếng đất thôi. Trong khi anh trai mà Ba cho làm con nuôi thì chưa bao giờ đóng góp 1 tí gì vào việc nhà cửa cũng như chăm sóc cho ba mẹ tôi lúc tuổi già.  lại nhất định đòi chia theo thừa kế phần tài sản này. Anh trai lớn của tôi thì đòi chia theo thừa kế cho người anh này, nhưng hiện giờ 2 con ảnh còn rất nhỏ mà lại đi ở nhà thuê, trong khi ảnh đã lớn tuổi, bao nhiêu năm bỏ hết công sức vào nhà cửa giờ gần cuối đời lại không có lấy cái nhà để ở, nên chị em tôi chỉ muốn cho anh trai ngoài Phan Thiết 1 ít tiền thôi để phần còn lại các anh chị có đủ điều kiện mua nhà ở, nhưng anh trai lớn tôi không chịu. Về tình thì tất nhiên anh em tôi đều phải cho anh trai này rồi nhưng nếu như chia tài sản thì các anh chị của tôi không còn đủ để mua nổi 1 căn nhà trong sài gòn theo thời buổi hiện nay. Vậy cho tôi hỏi nếu như không chia tài sản cho người anh này thì có ảnh hưởng tới pháp luật không? Và nếu anh em tôi muốn chia theo sự đóng góp thì nên chia theo cách nào. Xin luật sư tư vấn giúp cách để làm sao về tình về lý đều thuận cả, không để mất lòng anh em. Rất mong nhận được sự tư vấn của luật sư. Tôi xin chân thành cảm ơn.        

Trả lời: Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia.

Đối với trường hợp của bạn tôi xin đưa ra tư vấn như sau:

Thứ nhất: Vấn đề quyền thừa kế của con đã cho làm con nuôi người khác.

Theo như thông tin bạn gửi đến thì bố mẹ bạn có cho 1 người anh trai của bạn cho bác ruột bạn nuôi, nhưng vẫn lo vợ và cho đất để xây nhà. Nay bạn muốn hỏi người anh này có thuộc diện được hưởng thừa kế đối với căn nhà 198 m2 do bố mẹ bạn để lại hay không, thì tôi xin trả lời bạn là anh trai bạn mặc dù đã được cho làm con nuôi nhưng vẫn sẽ được hưởng di sản ngang bằng với các anh chị em khác. Bởi hiện pháp luật không ghi nhận hay bác bỏ quyền được hưởng di sản của những người đã được cho làm con nuôi đối với tài sản của chính bố mẹ đẻ của họ.

Như vậy nếu như nếu như không chia di sản (căn nhà 198m2) cho người anh đã cho làm con nuôi là trái với quy định của pháp luật.

Thứ hai: Chia theo sự đóng góp.

- Bạn có đưa thông tin là căn nhà 198m2 này là hoàn toàn do anh chị lớn của bạn xây dựng lên. Như vậy nếu như tất cả anh em trong gia đình đều thừa nhận điều này thì anh, chị, em của bạn có thể đánh giá trị căn nhà đó để hoàn lại số tiền mà anh chi lớn của bạn đã bỏ công sức tạo lập nên căn nhà đó.

- Trong câu hỏi bạn gửi tới công ty của chúng tôi thì bạn có nhắc tới yếu tố tình cảm, bạn không muốn quan hệ anh em bị ảnh hưởng do việc chia di sản. Gia đình bạn thì lại đồng con (5 người) và hiện nay lại đều đi thuê nhà ở. Theo tôi thì tất cả anh em bạn nên tiến hành họp gia đình và giải thích rõ với người anh của bạn đã được cho làm con nuôi về tình hình của mọi người hiện nay và những ưu ái mà bố mẹ dành chi người anh này (những người con khác chưa hề được bố mẹ cho đất để xây nhà, trong khi người anh này đã có điều đó). Thuyết phục người anh này sao cho vừa có lý lại hợp tình.

- Một khi các anh, chị, em trong gia đình bạn đã có thể ngồi lại với nhau và thống nhất sẽ chia di sản thừa kế như thế nào, chia đều hay chia theo công sức đóng góp... thì thỏa thuận này xét về nội dung không vi phạm pháp luật và trái với những đạo đức xã hội thì pháp luật sẽ được pháp luật thừa nhận.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169