Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Chi phí, án phí khi giải quyết ly hôn là bao nhiêu?

Luật sư Hôn nhân gia đình của chúng tôi đã tư vấn, hỗ trợ qua Email để tìm hiểu thêm quy định về Ly hôn, chi phí, án phí khi ly hôn, các vấn đề liên quan đến quyền nuôi con và chia tài sản như sau:

1. Hỏi tư vấn về ly hôn và án phí giải quyết ly hôn?

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn hỏi 1 số vấn đề  về thủ tục ly hôn của của tôi như sau:

1. Đứa con lớn của con được 17 tháng tuổi và tôi đang mang bầu đứa thứ 2 khi ra tòa tôi có được quyền nuôi con không ạ?

2. Vợ chồng tôi mới kết hôn, chua có tài sản gì mấy ngoài như tivi tủ lạnh điều hòa. Khi chồng tôi sắm những thứ đó tôi đang chăm con nhỏ. nên không có tiền để góp với chồng con mua, nhưng đa số như tủ lạnh ti vi chồng tôi đều mượn thêm tiền của mẹ đẻ tôi. Như vậy liệu khi ra tòa có được coi là tài sản chung không ạ. Nếu chia tài sản như thế thì con chịu phí mất bao nhiêu

3. Luật sư có thể cho tôi biết được toàn bộ chi phí của việc ly hôn và phân chia tài sản được không ạ

4. Tôi có được yêu cầu số tiền cấp dưỡng cho 2 đứa nhỏ không ạ, nếu chồng không chịu cấp dưỡng thì bên tòa án có giải quyết quyền lợi cho 2 đứa nhỏ không ạ?

Tôi xin lỗi vì đã làm phiền, nhưng xin luật sư hãy giúp tôi, tôi xin cảm ơn

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, công ty xin tư vấn trường hợp này của bạn như sau:

Thứ nhất, về quyền nuôi con và nghĩa vụ cấp dưỡng khi ly hôn

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

"Xem trích dẫn quy định về quyền nuôi con khi ly hôn''

Như vậy, trường hợp bạn đang mang thai và đang nuôi con nhỏ 17 tháng tuổi thì bạn có quyền nuôi cả hai cháu trừ trường hợp bạn không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc bạn và chồng bạn có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 82 Luật HNGĐ thì khi ly hôn, cha mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Do vậy, khi ly hôn bạn có quyền yêu cầu chồng cấp dưỡng để bạn nuôi con cho đến khi con đủ tuổi thành niên. Pháp luật không quy định mức cấp dưỡng cụ thể mà sẽ do hai bên thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

Thứ hai, về vấn đề tài sản khi ly hôn

Theo quy định tại Điều 27 Luật hôn nhân và gia đình về tài sản chung của vợ chồng là:

Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh và những thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Theo đó, những tài sản mà chồng bạn mua trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung. Vợ chồng có thể tự thoả thuận về việc phân chia tài sản. Nếu không thoả thuận được thì có quyền yêu cầu Toà giải quyết.

Thứ ba, về vấn đề án phí giải quyết việc ly hôn

Theo quy định của pháp luật, án phí dân sự sơ thẩm khi giải quyết việc ly hôn là 300.000 đồng. Nếu có yêu cầu về phân chia tài sản thì án phí được tính theo tỷ lệ tương ứng với giá trị tài sản tranh chấp.

---

2. Tư vấn thắc mắc về thỏa thuận người nuôi con

Câu hỏi:

Chào luật sư, tôi muốn hỏi luật sư là tôi lấy chồng nhưng chưa đăng kí kết hôn vì lúc lấy chồng tôi mới 17 tuổi.và đến bây giờ vợ chồng tôi có một bé gái gần 2 tuổi. Nhưng vì lý do riêng lên vợ chồng tôi không ở với nhau đã ly hôn được hơn một năm. Bé gái là do tôi nuôi, nhưng vì tôi đi xuất khẩu lao động nước ngoài lên đã gửi cháu cho nhà nội nuôi. Vậy tôi xin hỏi là sau 3 năm nữa tôi về thì tôi có được quyền nuôi bé nữa không. vì tôi sợ sau 3 năm tôi đi làm ăn về thì nhà bé không giao bé cho tôi nuôi nữa.

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Việc thỏa thuận quyền trực tiếp nuôi con trong quá trình giải quyết ly hôn do chị và cha của em bé thỏa thuận với nhau. Đối với trường hợp các bên thỏa thuận để gia đình nhà nội nuôi cháu thì các bên tự nguyện thực hiện.

Tuy nhiên, nếu sau này khi chị về nước chị muốn giành quyền nuôi con mà gia đình người bố của em bé không đồng ý thì phải khởi kiện ra TAND giải quyết vấn đề giành quyền nuôi con. Lúc đó TAND sẽ dựa trên các điều kiện về vật chất và tinh thần của bố và mẹ để quyết định giành quyền nuôi con. Chị có thể tham khảo bài viết sau: 

>> Tư vấn điều kiện giành quyền nuôi con sau ly hôn

-----

3. Thỏa thuận trả nợ khi giải quyết ly hôn như thế nào?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư về ly hôn! Tôi và vợ tôi làm đơn thuận tình ly hôn.  Ở phần thanh toán nợ chung, chúng tôi ghi tự thỏa thuận để cho tòa giải quyết nhanh và tránh mất nhiều án phí. - Nhưng để rõ dàng về nghĩa vụ trả nợ của mỗi người về sau này. Tôi có thể làm bản thỏa thuận trả nợ chung giữa tôi và vợ tôi không ? cần chứng thực không ? Và sau khi làm bản thỏa thuận này thì tôi có nghĩa vụ trả những khoản nợ chung mà vợ tôi nhận trả không ? và tôi phải viết biên bản thoản thuận trả nợ như nào cho đúng pháp luật ạ? - kính mong luật sư giúp đỡ. Tôi xin trân thành cảm ơn!

Trả lời tư vấn:

Chào anh! Cảm ơn anh đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn, trường hợp anh hỏi chúng tôi đã tư vấn như sau:

Điều 370 Bộ luật dân sự 2015 quy định:

"Điều 370. Chuyển giao nghĩa vụ

1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.

2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ."

Việc vợ chồng anh muốn thỏa thuận về nghĩa vụ trả nợ chung của vợ chồng cũng được xác định là việc chuyển giao nghĩa vụ. Do đó, việc chuyển giao nghĩa vụ này cần phải được sự đồng ý của bên cho vay. Ba bên cùng tiến hành thỏa thuận về việc chuyển giao nghĩa vụ này.

Nếu các bên đã đồng ý về việc thỏa thuận về nghĩa vụ trả nợ có tự lập văn bản thỏa thuận hoặc thể liên hệ văn phòng công chứng để lập văn bản thỏa thuận.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169