Tự ý xông vào nhà người khác đánh nhau có bị khởi tố theo yêu cầu của bị hại không?
1) Luật sư tư vấn quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích.
Khi bạn có thắc mắc và liên hệ với Luật Minh Gia, Luật sư chúng tôi sẽ hướng dẫn, tư vấn để bạn nắm được các quy định về tội cố ý gây thương tích như:
+ Nắm được các quy định pháp luật về hành vi cố ý gây thương tích;
+ Nắm được các trường hợp nào bị xử lý vi phạm hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự;
+ Biết được khung hình phạt dành cho tội cố ý gây thương tích;
Để liên hệ với chúng tôi và yêu cầu tư vấn, bạn vui lòng gửi câu hỏi hoặc Gọi: 1900.6169 , bên cạnh đó bạn có thể tham khảo thêm thông qua tình huống chúng tôi tư vấn sau đây:
2) Quy định pháp luật về tội cố ý gây thương tích.
Nội dung tư vấn: Ngày 9/4/2019 em có xông vào nhà bà H đánh bà và con gái bà H. Em cầm theo thanh sắt vuông nhỏ dài 15cm xông vào dựng xe trước nhà bà H khi vào nhà em có đánh con gái bà H là cô D hiện là cô giáo trường trung học cơ sở vì em nghe Bà H và cô D sỉ nhục danh dự và nhân phẩm mẹ em. Em kiềm chế không được nên từ chỗ làm đi về xông vào nhà Bà H đánh cô D 1 cây sắt vào bả vai trái, xô xác 1 chút thì gia đình em qua lôi kéo em về.Vào 12/4/2019 công an xã mời em và ba mẹ và vợ em lên xã làm việc. Bên công an hình sự xã ghép em vào tội đánh người phụ nữ có thai! Nhưng em nhà đối diện chẳng biết là bà H có thai, nhưng em chỉ đánh cô D mà bên công an thì lại ghép em vào tội xâm hại trẻ em và phụ nữa mang thai. Nhưng đến nay ngày 19/5/2019 không 1 giấy tờ nào chứng minh bà H có thai. Bên công an giam xe em đã 40 ngày , ngày 29/4 thì anh công an kêu em lên ký biên bản vi phạm hành chính và nói thủ tục xong em ra đóng phạt 2.500.000 đồng thì lấy xe về . Nhưng nay em điện thoại hỏi thì nói hồ sơ chuyển ra huyện rồi, vì bên kia kiện bên em ra huyện . Nhưng bên bà H không có thương tích và chẳng có giấy tờ gì chứng minh bà H có thai ! Vậy cho em hỏi luật sư xe em giam như vậy có đúng không và bên công an làm việc như vậy có đúng luật không ạ ? Xe em bao lâu mới có thể lấy xe được ạ ? Em cám ơn luật sư tư vấn giúp em ạ.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, vấn đề của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
- Thứ nhất, vào nhà đánh người mà chưa gây thương tích thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không.
Căn cứ vào thông tin bạn cung cấp, bạn có hành vi cầm thanh sắt vuông, nhỏ dài 15cm xông vào nhà bà H đánh bà và con gái bà H (tên là D, hiện đang là giáo viên mầm non THCS) thì có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 như sau:
“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
…”.
Theo đó, người nào có hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp: Dùng vũ khí, hung khí nguy hiểm; gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc không có khả nặng tự vệ,..thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Đối với trường hợp của bạn, trước hết sẽ phải giám định để xác định được tỷ lệ tổn thương cơ thể ở đây là bao nhiêu, trường hợp tỷ lệ tổn thương cơ thể dưới 11% nhưng thuộc trường hợp dùng hung khí nguy hiểm (thanh sắt có thể được coi là hung khí nguy hiểm) hoặc đối với phụ nữ mà biết có thai hoặc với người chưa đủ 16 tuổi mà khi có yêu cầu của bị hại thì Cơ quan công an phải ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
- Thứ hai, thời gian được phép giữ công cụ, phương tiện liên quan đến việc thực hiện hành vi gây thương tích.
Theo Điều 89 Bộ luật Tố tụng hình sự 20015 quy định về vật chứng như sau:
“Vật chứng là vật được dùng làm công cụ, phương tiện phạm tội, vật mang dấu vết tội phạm, vật là đối tượng của tội phạm, tiền hoặc vật khác có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội hoặc có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án”. Như vậy, chiếc xe của bạn được xác định là vật mang dấu vết tội phạm có giá trị chứng minh tội phạm và người phạm tội nên cơ quan công an phải giữ lại để điều tra.
Về thời gian cụ thể để trả xe thì căn cứ vào khoản 2, 3 Điều 106 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về xử lý vật chứng như sau:
“2. Vật chứng được xử lý như sau:
a) Vật chứng là công cụ, phương tiện phạm tội, vật cấm tàng trữ, lưu hành thì bị tịch thu, nộp ngân sách nhà nước hoặc tiêu hủy;
…
3. Trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử, cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này có quyền:
a) Trả lại ngay tài sản đã thu giữ, tạm giữ nhưng không phải là vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp tài sản đó;
b) Trả lại ngay vật chứng cho chủ sở hữu hoặc người quản lý hợp pháp nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án;
…”.
Theo quy định này, việc khi nào trả lại xe sẽ phụ thuộc vào kết quả điều tra của Cơ quan điều tra, trường hợp trong quá trình điều tra tài sản đã thu giữ mà thấy không phải là vật chứng hoặc nếu xét thấy không ảnh hưởng đến việc xử lý vụ án và thi hành án. Do đó, thời gian tạm giữ xe của bạn sẽ do Cơ quan điều xem xét và quyết định, hiện nay không có quy định cụ thể về thời gian được phép tạm giữ phương tiện trong các giai đoạn tố tụng.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất