Tư vấn xử lý hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác
Mục lục bài viết
- Khi gặp tình huống khó xử về vấn đề xúc phạm nhân phẩm, danh dự mà bạn không có thời gian tìm hiểu quy định pháp luật và muốn bảo vệ tối đa quyền lợi của mình cũng như xử phạt thích đáng hành vi vi phạm pháp luật, Hãy gọi Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi sẵn sãng tư vấn mọi vướng mắc và bảo vệ mọi quyền lợi của bạn.
- Ngoài việc tư vấn cho bạn qua điện thoại, bạn có thể tham khảo tình huống sau đây:
Hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác bị xử lý thế nào?
Hỏi: Cháu chào các cô chú, anh chị trong tổng đài tư vấn luật pháp của công ty luật Minh Gia, Cháu có một số vấn đề về quy định về hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người khác thế nào, xin hỏi quý công ty mong công ty giải đáp với ạ. Ông A và bà B lấy nhau cũng lâu rồi năm và có 4 anh chị em. Nhưng không có con trai.
Hoàn cảnh đưa đẩy cô M và ông A đi làm xa, bố và cô rất thân thiết và có ý định đi đến hôn nhân. Tuy mẹ buồn nhưng cũng không ngăn cấm. Ban đầu thì cô rất tốt với mẹ con cháu, nhưng sau khi quen một thời gian thì bố dẫn cô về nhà nội và cả hai tính đến chuyện sẽ cưới cô cho bố mặc dù không có con. Lúc đó mẹ không đồng tình vì bố và mẹ đã hứa trước với nhau, chính vì vậy mà cô M đã đi nói xấu mẹ khắp nơi, nói những điều không có thật, mua quà cáp vào anh em bên nội và nói xấu mẹ với bên nội..., đi đến đâu cũng tìm cách nói xấu, xúc phạm nhân phẩm và hăm dọa mẹ. Mẹ thấy vậy cũng không muốn cưới cô cho bố vì danh dự của mẹ đã bị cô bôi nhọ. Cô gặp ai cô cũng nói xấu mẹ đủ điều, đi giữa vùng quê là cô cứ hô toán lên phỉ báng, nguyền rủa mẹ và gia đình cháu khắp nơi. Không những thế còn gọi điện quấy rối bọn cháu, không để bọn cháu học yên ổn, còn hăm dọa nói xấu gia đình cháu rồi tung lên mạng. Bố thấy vậy nên cũng không dám cưới cô nữa vì cô không tốt như bố nghĩ. Bố mẹ không muốn rắc rối nên vào Sài Gòn làm ăn.
Hiện nay gia đình cháu rất bất ổn, cứ mỗi tối là cô gửi tin nhắn vào cho bố mẹ chửi bố mẹ thậm tệ vì gọi mà bố mẹ không bắt máy vì sợ phiền hà, cô cũng gọi chửi bọn cháu đủ điều... cháu cũng biết nếu người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm. Nhưng cháu không biết làm như thế nào để cô để cho gia đình cháu được yên bình ạ. Cháu cũng không biết bố mẹ cháu có làm điều gì sai luật pháp không? Cháu cũng có điện về xin lỗi và khuyên cô nhưng cô không chịu và hăm dọa đủ điều ạ. Nếu trong trường hợp gia đình cháu khuyên cô M mà cô không chấp nhận thì gia đình cháu có khởi kiện cô M được không?
Cháu mong các cô chú tư vấn để cháu biết cách xử lý việc này mà cả hai bên đều nhẹ lòng không xảy ra vấn đề gì để mẹ cháu được yên lòng vì một lúc mất đi hai người con, sau lại gặp chuyện như vậy. Cháu rất thương mẹ nhưng không biết cách giải quyết vì kiến thức về luật trong trường hợp này cháu không nắm rõ ạ.
Cháu cảm ơn cô chú trong công ty luật Minh Gia, chúc các cô chú mạnh khỏe và công ty làm ăn phát đạt. Trân trọng!
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
1. Quy định về tội làm nhục người khác
Tại Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 có quy định:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
…”
Theo đó, đối với hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định trên. Tuy nhiên, hiện nay không có văn bản nào hướng dẫn cụ thể như thế nào là xúc phạm nghiệm trọng nhân phẩm, danh dự người khác. Do đó, việc xác định yếu tố cấu thành tội phạm trong trường hợp này sẽ phụ thuộc vào quá trình điều tra, lấy lời khai của cơ quan chức năng kết luận.
2. Xử lý hành chính đối với hành vi làm nhục, xúc phạm danh dự nhân phẩm
Trường hợp chưa có đủ căn cứ để khởi tố vụ án hình sự đối với tội danh làm nhục người khác, thì đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm, danh dự sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
…”
Trường hợp của bạn, trước hết hai bên nên tiến hành thỏa thuận giải quyết, trường hợp không thỏa thuận được có thể đề nghị đến UBND cấp xã để hòa giải và cơ quan công an để xử lý vi phạm hành chính.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất