Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về xử lý hành vi ngoại tình và bạo lực gia đình

Tư vấn về hành vi bạo lực gia đình, khi cha có những hành vi như ngoại tình, thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn, đập phá đồ đạc, lăng mạ và đòi đánh các thành viên trong gia đình, khiến anh trai và chị dâu ra khỏi chỗ ở. Đó có phải là bạo lực gia đình không? và biện pháp phòng ngừa như thế nào. Cụ thể như sau:

1. Chồng ngoại tình, đánh đập vợ con bị xử lý thế nào?

Câu hỏi: Luật sư cho hỏi quy định về vấn đề ngoại tình và bạo lực gia đình như sau ạ. Gia đình em có 3 chị em. Mỗi tháng khi mấy chị em xin tiền để chi tiêu, nộp tiền trọ các thứ thì bố em đều bắt mẹ em đưa tiền.khi mẹ em bảo hết rồi thi bị bố em chửi mắng (kể cả khi nhà đang có khách).

Mẹ em không được bố tôn trọng trong khi lương tháng bố em 6 triệu nhưng không cho được mấy chị em em 2 triệu 1 tháng. Em muốn biết  giờ em phải làm thế nao? nếu khởi kiện thì có được không?

Bố em đang ngoại tình với một người đàn bà khác. Bà ấy sinh năm 19xx, có 1 con gái còn nh, vậy giờ em phải làm sao ạ? Pháp luật quy định thế nào ạ?

xu-ly-hanh-vi-bao-luc-gia-dinh-jpg-12112014030120-U1.jpg

Trả lời: Công ty Luật Minh Gia trả lời câu hỏi của bạn như sau:

1. Về việc bố bạn không cho các bạn tiền chi tiêu:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn và hai em nữa đang học Đại học và Cao đẳng, tức là các bạn đã đủ 18 tuổi (đủ tuổi thành niên). Theo quy định của pháp luật thì bố mẹ chỉ có nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái đến khi thành niên (đủ 18 tuổi) nên việc khởi kiện yêu cầu bố bạn cấp dưỡng là không có cơ sở pháp lý.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể nhờ tới các cơ quan, tổ chức ở địa phương như Hội phụ nữ, cán bộ thôn, xóm, khu dân cư, họ hàng, hàng xóm, thậm chí cơ quan nơi bố bạn đang làm việc để nhờ họ khuyên nhủ bố bạn. Bởi lẽ, dù theo pháp luật thì các bạn đã thành niên nhưng xét về quan hệ huyết thống và truyền thống đạo đức thì các bạn vẫn còn đi học, vẫn rất cần sự trợ giúp kinh tế từ bố mẹ.

2. Về việc bố bạn có hành vi mắng chửi, dọa đánh mẹ bạn:

Những hành vi mắng chửi (ngay cả khi nhà đang có khách), dọa đánh, không tôn trọng mẹ bạn của bố bạn là những hành vi bạo lực gia đình đã được quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống bạo lực gia đình:

“1. Các hành vi bạo lực gia đình bao gồm:

a) Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng;

b) Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;

c) Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;

d) Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;

đ) Cưỡng ép quan hệ tình dục;

e) Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;

g) Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;

h) Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;

i) Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.”

Để tố giác hành vi bạo lực của bố bạn, bạn có thể báo tin cho cơ quan công an cấp xã, Ủy ban nhân dân xã hoặc Trường thôn nơi xảy ra hành vi bạo lực.

3. Về việc bố bạn có hành vi ngoại tình

Do thông tin bạn cung cấp còn chung chung nên chúng tôi không nắm được hành vi “ngoại tình” mà bạn đề cập trong câu hỏi là việc bố bạn chung sống một cách công khai hoặc không công khai nhưng cùng sinh hoạt chung như một gia đình. Được chứng minh bằng việc có con chung, được hàng xóm và xã hội xung quanh coi như vợ chồng, có tài sản chung đã được gia đình cơ quan, đoàn thể giáo dục mà vẫn tiếp tục duy trì quan hệ đó... hay chỉ là việc bố bạn có quan hệ nam nữ bất chính với người phụ nữ đó? Do đó, chúng tôi tạm chia làm hai trường hợp để bạn tiện theo dõi

Trường hợp 1: Nếu bố bạn đã chung sống như vợ chồng với người phụ nữ đó:

Việc hiểu thế nào là chung sống như vợ chồng chúng tôi đã giải tích ở phần trên, trong trường hợp này, bố bạn sẽ bị xử phạt hành chính về hành vi này. Nếu sau khi bị xử phạt hành chính mà còn tái phạm và thuộc trường hợp vi phạm điều 147 BLHS thì bố bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Vi phạm chế độ một vợ một chồng theo quy định tại Điều 182 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.

Trường hợp 2: Nếu hành vi “ngoại tình của bố bạn chưa được coi là chung sống như vợ chồng với người phụ nữ đó:

Trường hợp này, bạn có thể nhờ tới chính quyền địa phương, các đoàn thể cơ sở, cơ quan nơi bố bạn hoặc cơ quan nơi người phụ nữ đó đang làm việc khuyên giải để bố bạn hiểu và chấm dứt mối quan hệ này.

Chúc bạn sức khỏe và giải quyết được vấn đề!

2. Xử lý đối với hành bi bạo lực gia đình theo quy định pháp luật thế nào?

Hỏi: Thưa luật sư hiện nay nhà con có vướng mắt về bố con nên con xin trình bày như sau để mong luật sư đưa ra những lời khuyên: Bố cháu đã có bồ bịch ở ngoài từ năm 2016 đến nay.Và vẫn luôn đi thâu đêm suốt sáng có khi bỏ luôn công việc làm ăn ở nhà. Và còn hơn thế lúc tết 2017 bố con đã gây ra mâu thuẫn với mẹ và anh con và đập đổ luôn cả bàn thờ nội con khi nội con vừa mới cúng 100 ngày, bố con đã đập hết trên bàn thờ chỉ còn bức ảnh nội con và làm anh nhất con chảy máu chân khi ném bình hoa. Và tối hôm ấy còn dọa giết hàng xóm xong tự sát trong khi hàng xóm chả làm gì nhà con. Còn gần đây nhất là vẫn đi thâu đêm ít khi đi làm và còn say xỉn khi về nhà và lần trước đã đòi đánh nhau với anh hai con và anh nhất con vừa mới cưới mấy tuần trước cũng vừa chuyển xuống nhà bố, mẹ vợ ở vì lí do chiều hôm nay ngày 13/2/2018 anh con thì làm việc nhà cả buổi sáng trong khi ổng vừa đi làm ruộng về đã nhậu nhẹt . Nhậu xong nhà con đang ăn cơm rồi ổng nhày nhày nên anh nhất con mới lên tiếng như : " Sao con thấy ba ngày nào cũng nhậu trong khi con lại làm việc cả buổi sáng và tết cũng như ngày nào ba cũng gây gỗ với gia đình..." vừa nói xong ổng đập đổ cả mâm cơm và ra đánh anh con buộc mẹ và anh hai con phải nhào vô can ra có sự chứng kiến của hàng xóm và bố con đã đuổi anh nhất con và chị dâu con đi. Vậy thưa luật sư như thế có được xét xử là bạo lực gia đình hay không ạ? Và tất cả người nhà con đã đồng ý cho pháp luật xét xử. Mong luật sư trả lời lại ạ!

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:

Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

Căn cứ tại Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình quy định về các hành vi bạo lực gia đình.

Điều 2. Các hành vi bạo lực gia đình (đã được trích dẫn tại phần tư vấn 1)

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của nạn nhân bạo lực gia đình

"1. Nạn nhân bạo lực gia đình có các quyền sau đây:

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền bảo vệ sức khỏe, tính mạng, nhân phẩm, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình;

b) Yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn, bảo vệ, cấm tiếp xúc theo quy định của Luật này;

c) Được cung cấp dịch vụ y tế, tư vấn tâm lý, pháp luật;

d) Được bố trí nơi tạm lánh, được giữ bí mật về nơi tạm lánh và thông tin khác theo quy định của Luật này;

đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Nạn nhân bạo lực gia đình có nghĩa vụ cung cấp thông tin liên quan đến bạo lực gia đình cho cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền khi có yêu cầu."

Như vậy, cha bạn có những hành vi như ngoại tình, thường xuyên nhậu nhẹt say xỉn, đập phá đồ đạc, lăng mạ và đòi đánh các thành viên trong gia đình, khiến anh trai và chị dâu bạn ra khỏi chỗ ở. Đó là các hành vi của bạo lực gia đình. Vì vậy, để bảo vệ hạnh phúc gia đình bạn. Bạn nên thông báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, mặt trận tổ quốc, hội phụ nữ và các đoàn thể chính trị - xã hội khác để những tổ chức trên có những biện pháp hòa giải, giáo dục, cưỡng chế,…bảo vệ hạnh phúc gia đình bạn.

Trên đây là nội dung tư vấn về: Xử lý hành vi ngoại tình và bạo lực gia đình. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169