Cao Thị Hiền

Thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai được không?

Chào luật sư, cho em hỏi về việc vợ chồng thuận tình ly hôn khi vợ đang mang thai, cụ thể: Em và chồng kết hôn được khoảng 6 tháng và em đang mai thai gần 9 tháng rồi. Trong suốt thời gian kết hôn vợ chồng em thường xuyên cãi nhau.chồng em luôn luôn áp đặt em vào những suy nghĩ của anh.có khi còn đánh nhau.

Lúc đầu thì em chịu bị đánh nhưng sau này em đã phản kháng nhưng sức của em không làm được gì? chồng em cũng có qua lại với người yêu cũ của anh.cách đây ít ngày anh còn hỏi em đó có phải là con anh không? Thật ra thì bọn em có con trước khi kết hôn nhưng cả 2 đều rõ đứa con trog bụng em là con của 2 đứa. Bây giờ anh ta hỏi thế thì gián tiếp là không nhận con rồi.

Bây giờ tình cảm của bọn em không thể hàn gắn nữa nên bọn em quyết định li hôn thuận tình. Liệu trong trường hợp này em sẽ như thế nào? Và anh ta nói là li hôn xong anh ta không còn trách nhiệm gì cả cũng không trợ cấp gì cho mẹ con em cả. Nếu anh ta không trợ cấp cho mẹ con em thì sau này nếu anh ta có đòi quyền nuôi con khi con 36 tháng tuổi trở lên thì có được không ạ?

Trả lời:

Cám ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, yêu cầu của bạn tôi xin được tư vấn như sau:

1. Quyền ly hôn khi đang mang thai

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm về quyền yêu cầu ly hôn cụ thể như sau:

Xem trích dẫn quy định về quyền yêu cầu ly hôn"

Như vậy, 2 vợ chồng bạn có thể thỏa thuận về việc thuận tình ly hôn. Bạn cần lưu ý vấn đề theo quy định tại khoản 2, 3 nêu trên, thì người chồng không có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương khi người vợ đang mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Tuy nhiên, nếu trong trường hợp chồng bạn không muốn ly hôn thì bạn vẫn có quyền ly hôn.

2. Về trình tự, thủ tục ly hôn

Đối với vấn đề này chúng tôi đã có bài viết trình bày cụ thể và chi tiết, bạn có thể tham khảo bào viết tại đường dẫn dưới đây:

>> Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn tại tòa án

3. Về hậu quả của việc ly hôn

- Về nhân thân: Làm chấm dứt quan hệ hôn nhân giữa vợ và chồng.

- Về tài sản:

Căn cứ theo quy định tại Điều 59 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định cụ thể về nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn như sau:

Xem chi tiết nguyên tắc giải quyết"

Như vậy, căn cứ quy định trên:

- Đối với tài sản chung:

Theo quy định tại Điều  59 về nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi li hôn thì việc phân chia tài sản do các bên thỏa thuận. Tuy nhiên, nếu hai vợ chồng không thỏa thuận được thì tài sản chung của hai vợ chồng sẽ được chia đôi, đồng thời có tính đến các yêu tố công sức đóng góp của vợ chồng, hoàn cảnh, lỗi của các bên vi phạm.

- Đối với tài sản riêng:

Tài sản riêng của vợ, chồng thì thuộc quyền sở hữu của người đó, trừ trường hợp tài sản riêng đã nhập vào tài sản chung. Trong trường hợp có sự sáp nhập, trộn lẫn giữa tài sản riêng với tài sản chung mà vợ, chồng có yêu cầu về chia tài sản thì được thanh toán phần giá trị tài sản của mình đóng góp vào khối tài sản đó, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.

4. Nghĩa vụ cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình năm quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng của vợ, chồng khi li hôn như sau:

"Xem chi tiết quy định về nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con"

Về nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng, pháp luật quy định như sau:

“Nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng khi ly hôn

Khi ly hôn nếu bên khó khăn, túng thiếu có yêu cầu cấp dưỡng mà có lý do chính đáng thì bên kia có nghĩa vụ cấp dưỡng theo khả năng của mình.”

Như vậy, con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân về nguyên tắc được xác định là con chung của vợ chồng. Do vậy, sau khi ly hôn và quyền nuôi con được giao cho bạn thì chồng bạn có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con đến khi con rưởng thành. Mức cấp dưỡng do 2 bên thỏa thuận tùy thuộc vào nhu cầu sinh hoạt của con.

Về Trình tự thủ tục yêu cầu thực hiện cấp dưỡng chúng tôi đã có bài viết cụ thể và chi tiết, mời bạn tham khảo tại bài viết chúng tôi đã tư vấn tương tự sau:

>> Chồng không thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng sau ly hôn

5. Về tranh chấp nuôi con sau khi ly hôn

Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về chăm nom, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi li hôn như sau:

“…3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Từ căn cứ nêu trên, do con bạn dưới 36 tháng tuổi thì sẽ được giao cho mẹ là người trực tiếp nuôi dưỡng.

6. Về việc thay đổi người trược tiếp nuôi con

Theo quy định tại luật hôn nhân và gia đình năm 2014 về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con như sau:

Xem chi tiết quy định"

Như vậy, 2 bạn có thể tự thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con hoặc trong trường hợp bạn không còn đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con thì khi ấy bố cháu bé sẽ có quyền yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169