Tư vấn về việc xử phạt hành vi bạo lực gia đình
Không những thế còn chửi bới gia đình cháu . Nhưng chưa được bao lâu lại quay lại với nhau. Tưởng rằng anh ta sẽ thay đổi. Nhưng không ạ. Gần đây thì anh ta rượu chè lại thêm cờ bạc. Cứ về là đánh đập, chửi bới, xúc phạm chị cháu. Giờ chị cháu đang có thai gần đến ngày sinh mà anh ta vẫn còn đánh đập. Cách đây 3 hôm a ta có đánh chị cháu và bị khâu 5.6 mũi trên trán. Chân tay mặt mũi thì bầm tím. Giờ cháu muốn hỏi là muốn kiện anh ta thì anh ta sẽ bị xử phạt như thế nào ạ ? Và chị cháu sinh được bao lâu thì có thể li dị được ạ ? Cháu cám ơn ạ .
Trả lời: Cảm ơn câu hỏi của bạn dành cho công ty Luật Minh Gia, để trả lời cho thắc mắc này chúng tôi xin tư vấn như sau:
Căn cứ theo Điều 42 Luật phòng chống bạo lực gia đình 2007 qui định về hình thức xử lý hành vi bạo lực gia đình như sau:
1. Người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, người thuộc lực lượng vũ trang nhân dân có hành vi bạo lực gia đình nếu bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định của khoản 1 Điều này thì bị thông báo cho người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý người đó để giáo dục.
3. Chính phủ quy định cụ thể các hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống bạo lực gia đình, hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
Theo như bạn trình bày thì chồng của chị bạn đã đánh chị bạn và có gây thương tính. Trong trường hợp này chồng của chị bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Bộ luật hình sự 2015 về tội cố ý gây thương tích.
Nếu trường hợp mức độ thương tích của chị bạn chưa đủ điều kiện như trên, thì chồng của chị bạn vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo điều 49 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:
Điều 49. Hành vi xâm phạm sức khỏe thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Sử dụng các công cụ, phương tiện hoặc các vật dụng khác gây thương tích cho thành viên gia đình;
b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời hoặc không chăm sóc nạn nhân trong thời gian nạn nhân điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với các hành vi quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.
Trong trường hợp chị bạn muốn ly hôn, thì căn cứ theo điều 51 trong luật hôn nhân và gia đình 2014 có quy định:
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Như vậy, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của chồng trong trường hợp vợ đang mang thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đối với quyền yêu cầu ly hôn của người vợ thì không bị hạn chế gì, như vậy bất cứ lúc nào chị của bạn cũng có thể yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất