Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về việc phải đăng ký kinh doanh

Chào Công ty luật Minh Gia ! Hiện nay tôi đang buôn bán quán ăn sáng nhỏ, bán từ 7h sáng đến 10h sáng.Và chỉ bán vào 1 buổi sáng ngoài ra không kinh doanh gì thêm. Tôi cũng đã xin phòng thuế đóng môn bài và bên thuế họ cũng chấp nhận.

 

Nhưng hôm nay có đoàn kiểm tra đến thì họ hỏi giấy phép kinh doanh và họ nói nó không có giấy phép kinh doanh sẽ phạt từ 5 - 7 triệu.Trường hợp của tôi có cần có giấy phép kinh doanh hay không ? Rất mong Công ty luật Minh Gia tư vấn giúp. Xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe toàn thể !

 

Trả lời:  Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Gia. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định về cá nhân kinh doanh không phải đăng ký kinh doanh như sau:

"1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác."

 

Như vậy, trường hợp của bạn có địa điểm cố định, kinh doanh thường xuyên, không thuộc trường hợp buôn bán vặt thì phải đăng ký kinh doanh.

 

-> Những điều cần lưu ý: Kinh doanh thường xuyên, có địa điểm cố định phải đăng ký kinh doanh trừ các trường hợp tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về việc phải đăng ký kinh doanh . Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo