Luật sư Trần Khánh Thương

Tư vấn về việc lập di chúc hợp pháp và một số vấn đề pháp lý liên quan

Tư vấn về việc lập di chúc hợp pháp Câu hỏi đề nghị tư vấn: Kính chào luật sư! thưa luật sư! Bố tôi năm nay 79 tuổi nhưng rất minh mẩn, sáng suốt, vẩn còn tham gia đầy đủ các buổi sinh hoạt và các hoạt động của Đảng bộ nơi cư trú. Mẹ tôi 78 tuổi ốm đau nhiều năm nên không được bình thường. Nay bố tôi muốn lập di chúc để cho vợ chồng em trai kế út được thừa kế mọi tài sản và đất đai của bố mẹ tôi vì em ấy đã nhận trách nhiệm ở và chăm sóc bố mẹ cho đến khi bố mẹ qua đời.

 

Trước đó, anh chị em chúng tôi đã họp bàn gia đình và thống nhất với ý nguyện của bố tôi, duy nhất chỉ có vợ chồng một em trai không đồng ý mặc dù đã có nhà đất ở riêng (gia đình tôi có 10 anh chị em ruột 8 trai và 2 gái) Tôi muốn hỏi luật sư là: bản di chúc của bố tôi viết cần phải có điều kiện gì để được pháp luật công nhận? có cần chữ ký của mẹ tôi không? (mẹ đã già yếu lú lẩn không ký được)Rất kính mong luật sư giúp đở để tránh sau này khi bố mẹ qua đời anh chị em chúng tôi khỏi phả tranh cãi.tôi xin chân thành cảm ơn luật sư, mong sớm nhận được câu trả lời của luật sư

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự thông qua bài viết "Thừa kế theo di chúc theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015". Theo đó, về hình thức di chúc, chúng tôi khuyến khích gia đình lập di chúc có công chứng để hạn chế tối đa rủi ro pháp lý về sau. Ngoài ra, nếu mẹ anh/chị không đủ minh mẫn để tự lập di chúc, bố anh/chị chỉ có quyền lập di chúc để định đoạt phần tài sản của bản thân, không thể tự ý lập di chúc thay mẹ. Nếu đến thời điểm mẹ qua đời mà vẫn không có di chúc hợp pháp định đoạt di sản của mẹ thì phần di sản này sẽ được chia theo pháp luật, cụ thể về thừa kế theo pháp luật chúng tôi đã tư vấn qua bài viết "Thừa kế theo pháp luật".

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình! Ngoài ra, anh/chị có thể tham khảo thêm qua Bộ luật Dân sự 2015 có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh/chị.

 

1 |==========================

Chia di sản thừa kế theo BLDS 2015

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Bố mẹ tôi sinh được 4 người con gồm 2 gái 2 trai. Năm 1964 bố mẹ tôi đã xây dưng một dinh cơ riêng ở chỗ khác cho anh trai tôi. Năm 1969 mẹ tôi mất, 1976 bố tôi mất khi mất bố mẹ tôi không có di chúc . Lúc còn sống bố mẹ tôi vẫn nói đất trong này là giao cho tôi và 2 chị gái.Tôi cưới vợ về, sinh con và cùng 2 chị gái sống trên mảnh đất bố mẹ tôi để lại. Trong thời gian chúng tôi đi công tác xa nhà có để cho anh tôi thu lợi hoa mầu. Năm 1993 khi nhà nước có chế độ làm sổ đỏ, anh trai tôi ở nhà đã khai hộ tôi, giấy cứng nhận QSDĐ đưng tên tôi. Nay tôi về hưu để làm nhà ở thì cả nhà anh trai vào đánh tôi và đòi chia đôi mảnh đất sổ đỏ tên tôi. Tôi sợ tự vệ chính đáng quá giới hạn không thể lường hết được nên tôi tạm thời phải nhịn. Vậy mong được sự tư vấn của luât sư . Xin chân thanh cảm ơn.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn cụ thể sau đây:

 

Theo quy định tại điều 623 Bộ luật dân sự 2015:

 

"Điều 623. Thời hiệu thừa kế

 

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

 

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này".

 

Như vậy, thời hiệu để yêu cầu chia di sản thừa kế tối đa là 30 năm kể từ thơi điểm người đẻ lại di sản thừa kế mất. Do đó, thời hiệu khởi kiện của anh trai anh không còn. Ngoài ra, trước đây anh trai anh còn tự làm thủ tục kê khai đất đứng tên của anh nên cũng được coi là việc thừa việc sử dụng hợp pháp của anh với thửa đất này.

 

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

 

2 |==========================

Tư vấn về việc lấn chiếm lối đi chung

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Chào văn phòng luật Minh Gia.Hiện nay, tôi và gia đình có một số vấn đề liên quan tới việc sử dụng ngõ đi riêng như sau: Để dễ hình dung thì quý văn phòng có thể xem 2 bức ảnh tôi đã chuẩn bị ở file đính kèm.Gia đình tôi từ trước năm 1960 đã có xin đất và cải tạo thành gõ đi riêng ngõ đi riêng như ảnh truoc2016 mảnh đất của gia đình tôi là mảnh đất số 3 trên hình.Đến năm 1994 thì gia đình có mảnh đất số 2 xin đi nhờ ngõ và gia đình tôi đồng ý cho sử dụng chung. Như vậy cho tới trước năm 2016 phần ngõ đi của gia đình tôi chỉ có 2 gia đình sử dụng.Tuy nhiên đến năm 2016, do có một số vấn đề nên mảnh đất số 1 đã bị bán, Người chủ mới của mảnh đất số 1 đã phá cổng đi riêng trước đó của mảnh đất số 1, chia lô toàn bộ phần mặt hướng ra đường làng, phía bên trong cũng chia thành nhiều lô đất và mở thêm 2 ngõ nhỏ đi chung với ngõ riêng gia đình tôi như trong hình sau2016. Vị trí ngõ đi ở 2 đầu lô 5 trên hình.Chủ lô đất chấp nhận hiến 80cm là phần có gạch đỏ để gộp lại với ngõ đi riêng của gia đình tôi và muốn đi nhờ phần ngõ này.Tuy nhiên các mảnh đất lô số 4 và 5 lại có lan can trồng tầng vươn ra ngõ đủ 80cm mà chủ đất đã hiến vào ngõ chung.Vậy trong trước hợp này gia đình tôi nên làm như thế nào?Gia đình chúng tôi và gia đình mảnh đất số 2 đồng ý sử dụng chung ngõ nhưng không đồng ý chủ mới mảnh đất số 1 xây trồng tầng vươn ra 80cm. Chúng tôi chỉ chấp nhận lô 4 và lô 5 vươn ra ngõ từ 20-30cm như vậy thì có phù hợp với pháp luật không. Ngõ đi hiện tại 2 hộ đang sử dụng có chiều rộng gần 2 mét nếu chấp nhận phần đất hiến sẽ có độ rộng 2,8 mét.Phía trên là toàn bộ vấn đề tôi và gia đình đang vướng mắc rất mọng nhận được thông tin phản hồi từ quý văn phòng luật Minh Gia.Trân trọng

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi tư vấn như sau:
 
Thứ nhất, lan can trồng tầng vươn ra ngõ đủ 80cm mà chủ đất đã hiến vào ngõ chung thì bạn có thể yêu cầu nhà kia có biện pháp khắc phục để tránh ảnh hưởng đến diện tích lối đi chung. 
 
 
Thứ hai, Theo nguyên tắc thì việc lấn chiếm ngõ đi chung kể cả ở khoảng không phía trên đều được coi là vi phạm. Do đó, việc gia đình bạn không chấp nhận phần diện tích nào thì có quyền khiếu nại đến UBND xã về phần diện tích lấn chiếm đó theo thủ tục sau: Tư vấn thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

 

3 |==========================

Sang tên đất khi không có di chúc

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Xin hỏi luật sư: Nhà tôi đang ở là đất của các cụ để lại cho, khoảng 700 m2, ông nội tôi mất không để lại di chúc vì nghĩa đương nhiên là của bố tôi, bà nội tôi vẫn còn sống. ông bà nội tôi sinh được 6 người con , 3 trai, 3 gái. bố tôi là con trưởng , bố tôi và 5 cô chú đã lập gia đình và ở riêng. Mảnh đất nhà tôi đang ở này đã có sổ đỏ và sổ đỏ đó đứng tên bố tôi. Vậy xin hỏi luật sư, mảnh đất nhà tôi đang ở sau này bố tôi có dược hưởng toàn bộ không nếu không có bản di chúc nào, nếu muốn được hưởng toàn bộ diện tích đất này thì phải làm thủ tục như thế nào.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự thông qua một hoặc một số bài viết cụ thể sau đây:
 
Theo nguyên tắc khi ông mất không có di chúc thì di sản này sẽ được phân chia theo pháp luật. Tuy nhiên:
 
Thứ nhất, thời hiệu khởi kiện chia di sản thừa kế chỉ là 30 năm kể từ ngày ông nội mất.
 
Thứ hai, nếu việc bố bạn đã được cấp GCNQSDĐ những người con còn lại biết nhưng không phản đối thì đó được coi là hành động thừa nhận quyền sử dụng của bố bạn. Nếu muốn chắc chắn thì khi này bạn và những người anh em còn lại nên làm 1 bản cam kết không có tranh chấp có chữ ký của các bên.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
 

4 |==========================

Có được làm thừa kế khi người có di sản còn sống không?

Câu hỏi đề nghị tư vấn: Bà nội của em hiện đã chết. Bà nội em có 1 căn hộ chung cư ,có sổ đỏ mang tên bà. Bà chết đi cũng chẳng di chúc bằng miệng hay bằng văn bản về quyền ai được thừa kế căn hộ căn hộ nói trên. Bà không có chồng nhưng có duy nhất 1 người con trai là bố đẻ của em. Bố đẻ của em hiện đã mất trí ( do tuổi già lão hóa), có giấy khám chữa của bệnh viện. Mẹ đẻ của em hiện vẫn sống hạnh phúc với bố. Bố mẹ đẻ của em có 03 người con. Cả gia đình em gồm bố và 3 con đẻ đều nhất trí để mẹ đẻ của em được quyền thừa kế căn hộ đó. Có cách nào để mẹ đẻ của em ( con dâu duy nhất) của bà nội em được hợp pháp hưởng thừa kế không ? Mong luật sư tư vấn giúp em.

 

Trả lời tư vấn:

Chào anh/chị! Cảm ơn anh/chị đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn như sau:
 
Trường hợp của bạn, mẹ bạn hiện tại không thể làm thừa kế tài sản bởi lẽ hiện tại bố bạn vẫn đang còn sống. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có di sản chế. Bố bạn được thừa kế di sản từ bà nội nhưng bố bạn hiện tại bị hạn chế năng lực hành vi dân sự (do trí nhớ kém). Mẹ bạn có thể gửi đơn ra Tòa án yêu cầu Tòa bố hạn chế năng lực hành vi dân sự. Sau đó mẹ bạn sẽ đại diện cho bố đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Sau này bố bạn mất, các con đều đồng ý để mẹ đứng tên chủ sở hữu thì lúc đó các thành viên trong gia đình lập biên bản phân chia di sản thừa kế. Dựa vào giấy tờ này, mẹ bạn đăng ký biến động, đứng tên chủ sở hữu quyền sử dụng đất.

Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!

Ngoài ra, Anh/chị có thể tham khảo thêm qua một số văn bản pháp luật sau đây có quy định và hướng dẫn đối với trường hợp của anh chị:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hộ trợ pháp lý khác Anh/chị vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến của chúng tôi để được giải đáp: ( Tổng đài luật sư trực tuyến 1900.6169 )
 

 

Trân trọng
P.Luật sư trực tuyến – Công ty Luật Minh Gia

5 |==========================

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn