Tư vấn về trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trường hợp phạm tội trộm cắp tài sản. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến - Số điện thoại liên hệ 1900.6169 để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.
Nội dung câu hỏi:
Tôi có em trai phạm tội trôm cắp tài vào ngày 4-9-2015 em tôi có đi cùng bạn trộm 1 chiếc xe đạp điện cũ rồi rao bán trên mạng với giá 2.500.000 đồng lúc đó có người hỏi mua với giá 1.500000đồng thì em đồng ý bán, khi đến nơi bán xe thì bị công an bắt đưa xe và người về công an phường 5. Sau khi tra hỏi đã thừa nhận hành vi pham tội của mình đến tối cùng ngày thì được bảo lãnh về nhà. Sau đó có mời thêm 2 lần nữa nhưng là giấy triệu tập của công an thành phố đến nay đã gần 1tháng. Nhưng không thấy mời nữa luật sư cho em hỏi tại sao trộm ở địa phương mà hồ sơ lại chuyển lên công an thành phố? Thời gian xét xử vụ án trộm như em là bao lâu, có bị truy tố hay ra tòa không? Và nếu bị xử phạt sẽ bị xử phạt như thế nào. Trước đó em chưa vi phạm gì ở địa phương, có nhân thân tốt, vi phạm lần đầu và đã khai báo thành khẩn.
Tôi xin chân thành cảm ơn !
Trả lời: Chào bạn, cảm ơn ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến cho Công ty Luật Minh Gia. Về vấn đề của bạn Luật Minh Gia xin được trả lời như sau:
Về thẩm quyền điều tra vụ án hình sự:
Tại Điều 11 Pháp lệnh số: 23/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về tổ chức điều tra hình sự quy định về thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra trong Công an nhân dân như sau:
“1. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XII đến Chương XXII của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh điều tra trong Công an nhân dân.
2. Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh điều tra các vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại khoản 1 Điều này khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra.
3. Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an điều tra các vụ án hình sự về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp tỉnh nhưng xét thấy cần trực tiếp điều tra”.
Căn cứ theo quy định tại điều này thì em của bạn phạm tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138, chương XIV các tội xâm phạm sở hữu Bộ luật hình sự năm 1999 sủa đổi năm 2009. Do đó vụ án này sẽ thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp huyện. Tuy nhiên theo quy định tại khoản 2 Điều luật nêu trên thì trong trường hợp vụ án thuộc thẩm quyền điều tra của cơ quan điều tra cấp huyện nhưng nếu xét thấy cần thiết thì cơ quan điều tra cấp tỉnh có quyền trực tiếp điều tra. Như vậy, đối với vụ án của em trai bạn nếu cơ quan điều tra cấp tỉnh (bao gồm Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương) có những căn cứ cho rằng cần phải trực tiếp điều tra vụ án này thì họ vẫn có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật.
Về việc truy tố vụ án hình sự:
Theo quy định của Bộ luật tố tụng hinh sự thì Viện Kiểm sát là cơ quan có thẩm quyền ra quyết định truy tố bị can ra trước tòa án và được quy định tại Điều 166 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
“1. Trong thời hạn hai mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án và bản kết luận điều tra, Viện kiểm sát phải ra một trong những quyết định sau đây:
A) Truy tố bị can trước Tòa án bằng bản cáo trạng;
B) Trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
C) Đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án”.
Theo như nội dung bạn đã trình bày, em trai của bạn đã có hành vi trộm cắp tài sản có giá trên 2 triệu đồng. Theo quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự năm 1999 sủa đổi bổ sung năm 2009 quy định về Tội trộm cắp tài sản thì:
“1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm….”
Căn cứ theo quy định tại điều luật này thì em trai bạn đã có dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản là (khoản 1 thuộc loại tội it nghiêm trọng, khoản 2 thuộc loại tội nghiêm trọng, khoản 3 thuộc loại tội rất nghiêm trọng, khoản 4 thuộc loại tội đặc biệt nghiêm trọng) nếu em trai bạn đã đủ tuổi chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự về Tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì em trai bạn sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự vè hành vi của mình. Theo đó, tại Điều 12 quy định:
“1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
2. Người từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng”
Như vậy trong trường hợp nếu có đủ các căn cứ đê truy tố thì Viện Kiểm sát sẽ ra quyết định truy tố em trai bạn ra trước tòa án.
Về thời hạn xét xử:
Thời hạn chuẩn bị xét xử theo quy định tại Điều 176 Bộ luật tố tụng hình sự là ba mươi ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng, bốn mươi lăm ngày đối với tội phạm nghiêm trọng, hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và ba tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, Chánh án Tòa án có thể gia hạn thêm nhưng không quá mười lăm ngày đối với tội phạm ít nghiêm trọng và tội phạm nghiêm trọng, không quá ba mươi ngày đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Sau thời hạn này thẩm phán phải ra một trong các quyết định đưa vụ án ra xét xử, quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung hoặc quyết định đinh chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án. Trong trường hợp ra quyết định đưa vụ án ra xét xử thì phiên tòa xét xử phải được mở trong vòng 15 ngày từ ngày có quyết định (trường hợp có lý do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên toà trong thời hạn ba mươi ngày).
Như vậy, bạn cần xem xét hành vi trộm cắp của em bạn bị truy tố tại điều khoản nào của Điều 138 Bộ luật hình sự đối chiếu với các quy định nêu trên để có thể biết được hời hạn xét xử đối với vụ án của em bạn.
Về khung hình phạt:
Bạn có thể tham khảo quy định về mức hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138 Bộ luật hình sự và đối chiếu với trường hợp của em bạn phạm tội thuộc điều khoản nào thì sẽ có mức hình phạt tương ứng.
Trong trường hợp em của bạn có nhiều tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự thì căn cứ theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự thì “…Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án”.
Trân trọng!
CV Nguyễn Thanh Quý – Công ty Luật Minh Gia.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất