Tư vấn về trường hợp ném gạch gây thương tích cho người đi đường
tôi đã chứng kiến sự việc xảy ra và cùng mọi người đưa em đi cấp cứu. bà L là người luôn tỉnh táo bà ấy biết rằng con đường đằng sau nhà bà ta luôn có người đi lại, mặc dù trước lúc gây ra sự việc thì bà L cũng được chồng nhắc nhở là: lấy sọt lên gánh xuống không nên ném xuống trúng đầu người ta đi lại,với lại từ trên trần nhà bà ấy không thể biết được có người đi lại dưới đường nhưng bà ấy vẫn cố tình ném xuống để rồi gây hậu quả như trên.
kết quả giám định của pháp y tỉnh em tôi bị tổn hại 44% sức khỏe. hiện nay thỉnh thoảng em tôi bị đau đầu và chân trái đi lại không còn như trước. Gia đình tôi đã chủ động thoả thuận nhưng nhà bà L không đồng ý và quyết định để pháp luật giải quyết. vậy luật sư cho tôi hỏi bà L có vi phạm điều 104 tội cố ý gây thương tích không ạ. Và ngày 23/11/2015 khi tôi lên trình báo công an xã nhưng mãi đến ngày 30/11/2015 khi gia đình tôi phản ánh lên chủ tịch xã thì công an xã mới xuống hiện trường lập biên bản về vụ việc và gọi chú tôi lên uỷ ban, Cho đến nay ngày 19/12/2015 chưa có ai bên chính quyền công an đến gặp em tôi để lấy thông vụ việc. vậy tôi có thể khiếu nại cả công an xã được không, nếu được họ sẽ bị xử lý như thế nào. tôi xin cảm ơn luật sư.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi yêu cầu đến Luật Minh Gia. Trường hợp của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:
1. Về hành vi của người gây thương tích
Hành vi ném gạch và gây thương tích của bà L là hành vi vi phạm pháp luật. Dựa vào yếu tố lỗi mà bà Loan có thể bị truy cứu về một trong hai tội sau:
Trường hợp nếu bà L vô ý: Điều 108 BLHS 1999( Sửa đổi, bổ sung năm 2009) Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
"1. Người nào vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."
Trường hợp bà L cố ý: Bà Loan có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2, Điều 104 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:
"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:
b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;
d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm."
Với chi tiết, em bạn là trẻ em và gây ra cố tật theo điểm b, d của khoản 1 thì bà Loan có thể bị truy cứu TNHS theo khoản 3
" 3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm"
Ngoài ra, bà L còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo Điều 604, 609 về bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm Bộ luật dân sự 2005:
"1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
2. Về trình tự thủ tục khi tố giác
Điều 101 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 quy định: Công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác.
Theo đó, mọi công dân khi phát hiện hành vi phạm tội đều có quyền tố giác tội phạm tới các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền( Không chỉ là công an xã)
Trong vụ việc này, bạn hoàn toàn có quyền gửi đơn tố giác tội phạm tới cơ quan công an, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc UBND xã, phường hoặc UBND cấp huyện để được bảo vệ quyền lợi của gia đình bạn. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.
Trân trọng!
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất