Nông Bá Khu

Tư vấn về trường hợp đòi lại tiền nhờ chạy việc?

Kính thưa Công ty Luật Minh Gia, cho tôi hỏi trường hợp đòi lại tiền chạy việc như sau: Tôi tên là Nguyên V. Qua các mối quan hệ tôi có quen biết một Giáo Viên đang công tác tại Tại trường A ở HF và nhờ người này chạy vào biên chế tại một trường cấp II. Người này nhận lời và đưa ra giá là x00 triệu đồng với lời hứa sẽ chắc chắn vào được biên chế. T

 

tháng 9/201x tôi đưa tiền cho người này và dự thi tuyển công chức đợt đó luôn. Sau khi thi tôi biết điểm của tôi không đủ để vào được biên chế, biết người này đã không tác động được việc, tôi có gọi điện cho người này và người này hứa hẹn sẽ phúc khảo và lo bổ sung biên chế vào tháng 2/201x. Hết tháng 2/201x không được, tôi quyết định lấy lại tiền nhưng người này nói đang thương lượng để lấy lại tiền cho tôi. Khi đưa tiền tôi không bắt viết giấy biên nhận, nhưng tất cả các buổi gặp gỡ nói chuyện tôi có ghi lại được video hình ảnh, tôi có các tin nhắn của tôi và người này. Ngày 30/07/301x tối có bắt người này viết giấy biên nhận, Họ đồng ý viết giấy biên nhận với lời hứa 30/09/201x sẽ giải quyết trả lại tiền cho tôi, nhưng không có người làm chứng, tôi có ghi âm lại được cuộc gặp nói chuyện này. Với những chứng cứ như vậy nếu đến tháng 9/201x người này không trả tiền tôi có thể kiện người này để đòi lại tiền được không. Tôi có bị truy cứu pháp luật về hành vi trên của tôi hay không. Rất mong được tư vấn giúp tôi

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia chúng tôi, về vấn đề của bạn chúng tôi xin được tư vấn như sau:

 

Về việc đòi tiền:

 

Tại điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử” là nguồn của chứng cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 95 về xác định chứng cứ thì “các tài liệu nghe nhìn được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan việc thu âm, thu hình đó”. Vì BLTTDS 2015 mới có hiệu lực nên vẫn chưa có văn bản hướng dẫn về vấn đề này. Nhìn chung thì quy định không khác so với luật cũ nên có thể áp dụng dựa trên tinh thần của luật cũ.

 

Theo điểm b, khoản 2 Điều 3 Nghị Quyết 04/2012/NQ-HĐTP ngày 03/12/2012 hướng dẫn Quy định “Chứng minh và chứng cứ” của Bộ luật tố tụng dân sự đã được sửa đổi theo Luật sửa đổi Bộ luật tố tụng dân sự do Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao ban hành.  Xác định chứng cứ quy định tại Điều 83 của BLTTDS cụ thể như sau:

 

Để được coi là chứng cứ quy định tại Điều 81 của BLTTDS, thì việc xác định chứng cứ từ từng loại nguồn chứng cứ cụ thể như sau: “Các tài liệu nghe được, nhìn được phải được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó. Các tài liệu này có thể là băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, phim, ảnh,… Nếu đương sự không xuất trình các văn bản nêu trên, thì tài liệu nghe được, nhìn được mà đương sự giao nộp không được coi là chứng cứ”.

 

Do đó, nếu muốn những đoạn ghi âm là chứng cứ thì bạn phải xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm. Đồng thời người trong đoạn ghi âm phải thừa nhận giọng nói trong băng ghi âm là của họ hoặc có kết luận của cơ quan giám định xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của họ.

 

Trường hợp không đáp ứng được các điều kiện đó, đoạn băng ghi âm của bạn chỉ được xem là tài liệu liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không thể có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.

 

Có bị truy cứu về hành vi “chạy việc” hay không?

 

Nếu như vụ việc này được đưa ra khởi kiện thì bạn có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Đưa hối lộ theo Điều 364 Bộ luật hình sự 2015 như sau:

 

"1. Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:Đưa hối lộ được hiểu là hành vi của người đưa tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác (trực tiếp hoặc qua trung gian) để người có chức vụ, quyền hạn  làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ."

 

Người đưa hối lộ là người có lợi ích liên quan đến việc làm hay không làm của người có chức vụ, quyền hạn. Lợi ích này có thể là lợi ích trực tiếp của người đưa hối lộ (được phân nhà, được đi học, đề bạt, bổ nhiệm…) hoặc là lợi ích của người thân quen, bạn bè hoặc cũng có thể là lợi ích của một tập thể mà người đưa hối lộ là đại diện.

 

Tội đưa hối lộ hoàn thành từ thời điểm người đưa hối lộ đã đưa tiền, tài sản và yêu cầu người có chức vụ quyền hạn làm hoặc không làm một việc có lợi cho người đưa hối lộ mà không phụ thuộc vào người có chức vụ quyền hạn có đồng ý hay không. Trường hợp người đưa hối lộ mới yêu cầu người có chức vụ quyền hạn mà chưa đưa tiền, tài sản cụ thể thì tội phạm chỉ hoàn thành khi người có chức vụ đồng ý nhận của hối lộ đó. Trường hợp người đưa  hối lộ nhầm tưởng rằng người mà mình đưa hối lộ là người có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của mình, nhưng trên thực tế người đó không có thẩm quyền, thì người đưa hối lộ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự về tội đưa hối lộ (phạm tội chưa đạt).

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn yêu cầu tư vấn: Tư vấn về trường hợp đòi lại tiền nhờ "chạy việc". Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến bộ phận luật sư tư vấn trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng!

Cv.Vũ Hà - Công ty Luật Minh Gia.

 

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Tư vấn nhanh