Nguyễn Văn Cảnh

Tư vấn về trường hợp chuyển nhượng cổ phần ưu đãi

Cho em hỏi: Năm 2013 em có mua 10% cổ phần ưu đãi: 300 triệu, do Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị của công ty chuyển nhượng lại (Công ty hoạt động từ năm 2007). Đến tháng 5/2015 em nghỉ việc để lập công ty riêng, em muốn bán lại cổ phần.

Anh Chủ Tịch HĐQT hứa sẽ mua lại nhưng đến giờ vẫn không thấy anh ấy đề cập đến vì anh CTHDQT lấy lý do khi em khi ký Hợp đồng lao động có điều khoản là: sau 2 năm từ khi nghỉ việc không được làm ở công ty đối thủ. Khi em mở công ty (sau 1 tháng nghỉ việc) thì bên công ty cũ bị mất 1 số K/h nên anh chủ tịch cho rằng em vi phạm quy định trong HĐLĐ nên cứ kéo dài thời gian.Vì vậy em không thể cứ chờ đợi việc mua lại CP từ anh ấy nên em muốn LS tư vấn là: em có thể bán lại cổ phần đó cho người ngoài để hoàn vốn được không, thủ tục như thế nào và hồ sơ gồm những gì( em chỉ có hợp đồng chuyển nhượng), mong LS trả lời sớm giúp em để em có thể lấy lại vốn.

Trả lời tư vấn: Luật Minh Gia cảm ơn câu hỏi và đề nghị tư vấn của bạn. Trường hợp của bạn căn cứ theo điều 117 và điều 118 Luật Doanh nghiệp 2014 quy định cổ đông ưu đãi cổ tức và cổ đông ưu đãi hoàn lại có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần trừ  trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ phần. Trường hợp Điều lệ công ty có quy định hạn chế về chuyển nhượng cổ phần thì các quy định này chỉ có hiệu lực khi được nêu rõ trong cổ phiếu của cổ phần tương ứng. Như vậy, bạn cần căn cứ vào điều lệ công ty để xác định trường hợp của mình có bị hạn chế chuyển nhượng hay không. Theo quy định tại điều 126 Luật Doanh Nghiệp 2014 thì thủ tục chuyển nhượng cổ phần được tiến hành như sau:

"Việc chuyển nhượng được thực hiện bằng hợp đồng theo cách thông thường hoặc thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán. Trường hợp chuyển nhượng bằng hợp đồng thì giấy tờ chuyển nhượng phải được bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng hoặc đại diện ủy quyền của họ ký. Trường hợp chuyển nhượng thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán, trình tự, thủ tục và việc ghi nhận sở hữu thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng khoán.

3. Trường hợp cổ đông là cá nhân chết thì người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của cổ đông đó là cổ đông của công ty.

4. Trường hợp cổ phần của cổ đông là cá nhân chết mà không có người thừa kế, người thừa kế từ chối nhận thừa kế hoặc bị truất quyền thừa kế thì số cổ phần đó được giải quyết theo quy định của pháp luật về dân sự.

5. Cổ đông có quyền tặng cho một phần hoặc toàn bộ cổ phần của mình tại công ty cho người khác; sử dụng cổ phần để trả nợ. Trường hợp này, người được tặng cho hoặc nhận trả nợ bằng cổ phần sẽ là cổ đông của công ty.

6. Trường hợp cổ đông chuyển nhượng một số cổ phần thì cổ phiếu cũ bị hủy bỏ và công ty phát hành cổ phiếu mới ghi nhận số cổ phần đã chuyển nhượng và số cổ phần còn lại.

7. Người nhận cổ phần trong các trường hợp quy định tại Điều này chỉ trở thành cổ đông công ty từ thời điểm các thông tin của họ quy định tại khoản 2 Điều 121 của Luật này được ghi đầy đủ vào sổ đăng ký cổ đông."

Trân trọng!

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169