Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích và thủ tục giám định tỷ lệ thương tật.

Kính gửi công ty luật Minh Gia. Em xin nhờ quý Công Ty tư vấn giúp trường hợp của em. Em sinh năm 1984. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2016 em có đi uống rượu cùng vài người bạn. Khi uống gần tàn tiệc một người trong số này (ở gần nhà em và sinh năm 1983) có rủ em đi uống rượu nơi khác tiếp nhưng em từ chối. Em ở lại ngồi chơi còn người đó đi về.

 

Kính gửi Công ty Luật Minh Gia. Em xin nhờ quý Công Ty tư vấn giúp trường hợp của em. Em sinh năm 1984. Vào ngày 15 tháng 5 năm 2016 em có đi uống rượu cùng vài người bạn. Khi uống gần tàn tiệc một người trong số này (ở gần nhà em và sinh năm 1983) có rủ em đi uống rượu nơi khác tiếp nhưng em từ chối. Em ở lại ngồi chơi còn người đó đi về.Lát sau người đó trở lại lén đi sau lưng em dùng dao thái lan gây thương tích cho em ở sau cổ. Mọi người đưa em ra trạm y tế xã để sơ cứu cầm máu vết thương vì em bị mất nhiều máu. Sau đó gia đình tự thuê xe đưa em lên bệnh viện tỉnh nhưng do vết thương đã được may ở trạm y tế nên bệnh viện cho em về. Và em hoàn toàn không biết vết thương mình nặng hay không Sau đó công an xã có mời hai bênh lên hòa giải. Nhưng em không có đủ hết hóa đơn nên chỉ nhận được tiền thuốc từ bên kia là 300.000 đồng. Em nghĩ vết thương không nặng và muốn trở về nghỉ ngơi để hồi phục nên đồng ý hòa giải và muốn tránh phiền phức. Nhưng nay đã hơn 20 ngày mà vết thương không lành và bị phù lên. Bên phía gia đình người gây thương tích cho em cũng không hỏi thăm và hổ trợ gì thêm cho em trong khi gia đình em rất khó khăn. Quý Công Ty vui lòng cho em hỏi trường hợp của em có thể khiếu nại hoặc khởi kiện trở lại được không? Và em phải làm thủ tục gì để được giám định tỷ lệ thương tật. Em kính mong Quý Công Ty tư vấn hướng dẫn trường hợp của em.Em xin chân thành cảm ơn Quý Công Ty!

 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

 

Hiện nay bạn cần làm giám định thương tật để biết mình bị thương tật bao nhiêu phần trăm. Tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định như sau:

 

Điều 205. Trưng cầu giám định

 

1. Khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 206 của Bộ luật này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.

 

2. Quyết định trưng cầu giám định có các nội dung:

 

a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;

 

b) Tên tổ chức; họ tên người được trưng cầu giám định;

 

c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;

 

d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);

 

đ) Nội dung yêu cầu giám định;

 

e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.

 

3. Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra quyết định trưng cầu giám định, cơ quan trưng cầu giám định phải giao hoặc gửi quyết định trưng cầu giám định, hồ sơ, đối tượng trưng cầu giám định cho tổ chức, cá nhân thực hiện giám định; gửi quyết định trưng cầu giám định cho Viện kiểm sát có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra.

 

Điều 206. Các trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định

 

Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:

 

1. Tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án;

 

2. Tuổi của bị can, bị cáo, bị hại nếu việc đó có ý nghĩa đối với việc giải quyết vụ án và không có tài liệu để xác định chính xác tuổi của họ hoặc có nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;

 

3. Nguyên nhân chết người;

 

4. Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;

 

5. Chất ma tuý, vũ khí quân dụng, vật liệu nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, tiền giả, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ;

 

6. Mức độ ô nhiễm môi trường.

 

Điều 22 - Luật giám định tư pháp 2012 quy định về quyền, nghĩa vụ của người yêu cầu giám định tư pháp như sau:

 

“1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.

 

2. Người yêu cầu giám định có quyền:

 

a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;

 

b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;

 

c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;

 

d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.

 

3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:

 

a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;

 

b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.

 

4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.”.

 

Căn cứ theo quy định trên, bạn có quyền yêu cầu cơ quan điều tra tiến hành giám định thương tích của bạn do bị hành hung. Nếu như thấy việc giám định là cần thiết thì có quan điều tra sẽ tiến hành thủ tục trưng cầu giám định. Bạn nên giám định sức khỏe trong thời gian hiện tại để biết chính xác nhất về mức thương tật của mình và để cơ quan điều tra có cơ sở khởi tố người gây ra thương tích đối với bạn ra trước pháp luật, bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của bạn. Việc bạn không đi lại được không ảnh hưởng đến việc trưng cầu giám định. Gia đình bạn có thể thu xếp đưa bạn di giám định để xác định tỷ lệ thương tích một cách chính xác nhất.

 

Theo Điều 134 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác như sau:

 

“Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

 

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

 

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

 

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

 

c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

 

d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

 

đ) Có tổ chức;

 

e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

 

g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

 

h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

 

i) Có tính chất côn đồ;

 

k) Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 06 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30%;

 

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

 

d) Tái phạm nguy hiểm;

 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

 

a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60%;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

 

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

 

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 14 năm:

 

a) Làm chết người;

 

b) Gây thương tích làm biến dạng vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

 

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên;

 

d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này;

 

đ) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

 

5. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:

 

a) Làm chết 02 người trở lên;

 

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này.

 

6. Người nào chuẩn bị vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm, a-xít nguy hiểm, hóa chất nguy hiểm hoặc thành lập hoặc tham gia nhóm tội phạm nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

 

Do đó, người gây thương tích cho bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc tổn hại sức khỏe cho người khác. Tùy mức độ, tỉ lệ thương tích mà người đó phải chịu mức hình phạt tương ứng với quy định của pháp luật. Nếu bạn bị lệ thương tích dưới 11% thì có thể người kia vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác do có dùng hung khí nguy hiểm là con dao thái.

 

Căn cứ theo Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại như sau:

 

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

 

1. Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

 

2. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

 

3. Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

 

Như vậy, nếu tỉ lệ thương tích của bạn dưới 11% hoặc từ 11% đến dưới 30% thì người kia sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 1 Điều 134 thì trường hợp này chỉ được khởi tố theo yêu cầu của bạn. Khi bạn có yêu cầu khởi tố vụ án thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thẩm quyết giải quyết vụ án trên.

 

 Về trách nhiệm bồi thường thiệt hại:Căn cứ tại Điều 590 Bộ luật dân sự 2015 quy định về việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm như sau:

 

“Điều 590. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm

 

1. Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:

 

a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

 

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

 

c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

 

d) Thiệt hại khác do luật quy định.

 

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”.

 

Như vậy, ngoài vấn đề phải chịu trách nhiệm hình sự thì bên gây thiệt hại sẽ phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bạn theo quy định trên. Về mức bồi thường các bên có thể thương lượng, thỏa thuận với nhau. Trường hợp không thỏa thuận được, có thể yêu cầu Tòa án xem xét và quyết định mức bồi thường dựa trên thiệt hại thực tế.

 

Trân trọng!
Cv: Vũ Nga – Luật Minh Gia.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo