Hoàng Thị Kim Lý

Tư vấn về thừa kế giữa mẹ kế và các con chồng

Luật sư tư vấn: quyền thừa kế giữa người mẹ kế và các con riêng của chồng trong trường hợp người chết không để lại di chúc. Nội dung tư vấn như sau:

 

Kính chào Công ty Luật Minh Gia,Tôi có vướng mắc như sau mong nhận được sự tư vấn từ phía quý Công ty- Bố chồng tôi kết hôn với người vợ 2 năm 1990, người tôi gọi là bà X.- Bố chồng tôi đưa 2 con trai (chồng tôi và anh chồng tôi) ra sinh sống cùng bà X vào năm đó- ANh chồng tôi không hợp tính bà X nên đi làm xa từ nhỏ, hiện đã lập gia đình và sinh sống ở HN- CK tôi từ năm 10 tuổi sinh sống cùng bố và mẹ kế là bà X. 2 ông bà không có con chung. Dù nhỏ tuổi nhưng chồng tôi tham gia vào mọi hoạt động kinh tế của gia đình, một buổi đi học một buổi đi làm.- Bố ck tôi mất năm 1999, bà đưa ông về quê gốc của ông ở Thái Bình- thời gian chung sống cùng nhau ông bà cùng góp sức cơi nới đất đai, diện tích đất gia đình có thời điểm tăng gấp 3 lần diện tích đất mua ban đầu. Sau khi ông mất, bà cắt 1/3 mảnh đất bán đi được gần 800 triệu đồng. Tiền này bà không chia con cái, bà bảo để làm tang ông. sau đó bà đưa anh chồng tôi 100 triệu đồng để xây nhà thờ ở quê theo nguyện vọng của bố tôi trước khi mất.- Tôi lấy chồng tôi cuối năm 2014. thời gian đầu 2 vk ck tôi ăn chung cùng bà và 1 người cháu ngoại của bà (bà đưa cháu của bà ở quê ra ở cùng từ xưa đến nay và chăm lo học hành công việc cho họ). nửa năm sau bà cho chúng tôi ăn riêng- Sau ăn riêng bà hay có lời này lời kia chê bai chúng tôi nhưng chúng tôi cũng không nói gì (khi tôi với về làm dâu làng xóm có khuyên cứ như câm như điếc mà sống thôi vì bà cũng khó tính). Đến thời điểm tôi có thai, bà không hỏi han một lời nào. Khi tôi sinh ck tôi gọi điện báo tin bà chỉ bảo "Thế a, chúc mừng nhé" rồi tắt máy. Nên vk ck tôi quyết định tự chăm con tự chăm nhau.- Thời gian sau đó giữa vk ck tôi và bà có to tiếng với nhau 3 lần, vì bà hay nói lời khó nghe và ra ngoài kể lể không đúng về chúng tôi- Lần thứ 3 to tiếng là vào ngày 21 âm mới đây. sau đó và đổi chìa khóa toàn bộ nhà bà (chúng tôi ở nhà ngang tách riêng), chúng tôi không còn chỗ để xe trong bếp mà phải để bên ngoài sân. Tôi đoán biết tình hình và vk ck bàn nhau 2 mẹ con tôi xuống ngoại 1 thời gian cho qua việc này.- Đến hôm 25 âm vừa rồi bà có gọi ck tôi lên và mời ông tổ trưởng, bảo rằng đất đai toàn bộ là của bà/ bà sẽ bán hết và đi nơi khác ở, con cái không ai được phần nào. Ck tôi nhẫn nhịn, vẫn thưa gửi mẹ con như bình thường và nói rằng việc bà bán đất con cái không ý kiến, nhưng trong đó có phần công sức của cải của bố ck tôi, nên cần cắt lại một phần. hiện giờ 2 bên vẫn chưa đi được đến thống nhất.Nay tôi viết thư này xin tư vấn từ phía quý công ty. Tôi nghĩ đây là lý do bà không nhận bất kỳ sự chăm sóc nào từ phía chúng tôi và luôn miệng kêu cô độc ra bên ngoài. Trong thời gian tôi về sinh sống, bà ốm đi viện thăm khác thường ngày, tôi lấy xe đưa bà đi bà tự đi xe buýt, mua thức ăn về để trên bàn hay tủ lạnh bà đều để cho mốc hỏng. nhà có việc sửa sang ck tôi hỏi bà bảo không có việc gì nhưng ra ngoài lại bảo thân tôi một mình nên vất vả. Hôm nói chuyện 2 bên có mặt tổ trưởng, bà bảo vk ck tôi hỗn hào với bà. ck tôi cũng xin phép ông tổ trưởng và kể lại những lời chửi bới xúc phạm mà bà X từng chửi ck tôi. bà liền quay lên ban thờ Phật nhà bà và khấn vái xin lỗi Phật nếu đã từng nói như thế.Vợ chồng tôi mong ngóng tư vấn từ phía công ty vì quý công ty am hiểu luật nhà nước. Nếu công ty cần bằng chứng thông tin gì để thấu hiểu vấn đề xin cho tôi được biết.Tôi xin chân thành cảm ơn!-

 

Trả lời tư vấn: Cảm ơn chị đã tin tưởng và gửi yêu cầu tới Công ty Luật Minh gia chúng tôi, vấn đề chị đưa ra chúng tôi tư vấn như sau:

 

Theo thông tin chị đưa ra, chị không nói rõ là bố chồng chị mất có để lại di chúc hay không nên có trường hợp sau:

 

Trường hợp 1: nếu bố mất có để lại di chúc.

 

 Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 630. Di chúc hợp pháp

 

1. Di chúc hợp pháp phải có đủ các điều kiện sau đây:

 

a) Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

 

b) Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

...

 

4. Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều này.

 

5. Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng"

 

Đối với trường hợp bố chồng chị để lại di chúc bằng văn bản phù hợp với khoản 1 Điều luật này hoặc di chúc bằng miệng trước mặt ít nhất hai người làm chứng một cách hợp pháp thì người hưởng thừa kế sẽ được hưởng theo ý chí và nguyện vọng của bố chồng chị.

 

Trường hợp 2:  Bố mất không để lại di chúc

 

Trường hợp người mẹ chồng của chị tự ý cắt 1/3 mảnh đất được 800 triệu đồng và có đưa 100 triệu đồng cho anh trai bên chồng chị để chi phí mai táng cho cha. Căn cứ Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định:

 

"Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

 

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

 

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

 

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

 

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

 

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

 

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản."

 

Như vậy, do bố chồng chị mất không để lại di chúc nên di sản người chết để lại sẽ được chia theo pháp luật: người mẹ kế, 2 anh con trai thuộc hàng thừa kế thứ nhất và được hưởng phần di sản bằng nhau. Việc mẹ kế sử dụng để làm chi phí mai táng cho cha là có căn cứ nên gia đình có quyền yêu cầu chia di sản của cha còn lại sau khi trừ đi chi phí mai táng. Gia đình có quyền khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận huyện để yêu cầu giải quyết trong trường hợp này.

 

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Minh Gia về vấn đề bạn hỏi và quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ cần luật sư giải đáp, bạn vui lòng gọi đến Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến của chúng tôi - Số điện thoại liên hệ: 1900.6169 để được hỗ trợ kịp thời.

 

Trân trọng.
CV tư vấn: Nguyễn Thị Hằng Nga - Luật Minh Gia

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo