Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn
1. Luật sư tư vấn về pháp luật hôn nhân và gia đình
Hiện nay, ly hôn không còn là một khái niệm xa lạ đối với mọi người. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về các quy định pháp luật về trình tự, thủ tục ly hôn cũng như các vấn đề liên quan đến ly hôn như tranh chấp về nuôi con, trách chấp về chia tài sản. Nhưng không phải lúc nào các vấn đề trên đều được giải quyết theo hình thức thỏa thuận nên khi có tranh chấp xảy ra, nhiều cặp vợ, chồng không biết giải quyết như thế nào.
Đôi khi, việc thiếu hiểu biết các quy định pháp luật sẽ gây ảnh hưởng đến quyền lợi của chính mình và người thân. Do đó, việc tìm hiểu các quy định pháp luật là điều cần thiết đối với mỗi người.
Trong quá trình tìm hiểu về lĩnh vực hôn nhân và gia đình, nếu có vướng mắc nào chưa được giải đáp, bạn có thể liên hệ với chúng tôi thông qua hình thức gửi Email tư vấn hoặc liên hệ đến bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được hỗ trợ tư vấn.
2. Thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn
Nội dung cần tư vấn: Kính chào luật sư! Tôi tên G, sinh năm 1983 hiện đang sống tại HG. Tôi lấy vợ nay đã hơn 4 năm và có một đứa con gái hơn 3 tuổi. Thật sự tôi không muốn ly hôn chút nào vì tôi rất thương vợ và con. Tôi không muốn vì bất đồng của 2 vợ chồng mà con tôi phải buồn. Nhưng mọi cố gắng của tôi đã không thể nữa. Kính thưa luật sư, hiện tại tôi đang sống ở HG còn vợ và con gái tôi sống CN, 2 vợ chồng đăng ký kết hôn tại CN. Vậy nếu tôi muôn ly hôn mà không cần vào CN thì có được không . Và nếu tôi muốn giành quyền nuôi con thì sao. Và nếu vợ tôi không đồng ý ký đơn thì tôi có thể đơn phương được không thưa luật sư?
Tôi rất muốn chia sẽ tâm sự về những mâu thuẩn gia đình lên đây để được luật sư tư vấn để tôi có những quyết định sáng suốt hơn ngoài việc ly hôn. Nhưng tôi sợ nội dung tôi dài dòng quá làm mất thời gian luật sư nên tôi chỉ hỏi vắn tắt nhiêu đây...và xin hỏi luật sư nếu tôi muốn chia sẻ về cuộc sống gia đình để nhờ tư vấn thì có được không? Cảm ơn luật sư. Xin hãy giúp và trả lời sớm cho tôi.
Trả lời: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Công ty Luật Minh Gia, nội dung bạn hỏi chúng tôi tư vấn như sau:
Chúng tôi rất lấy làm tiếc về chuyện hôn nhân của gia đình bạn. Ly hôn là điều không ai mong muốn cả. Nhưng nhiều khi nó lại là điều không thể tránh khỏi và chúng ta chỉ đang làm những điều tốt nhất có thể.
Về câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được tư vấn cụ thể như sau:
Thứ nhất, về địa điểm tiến hành ly hôn. Nếu hai vợ chồng bạn thuận tình ly hôn thì có thể lựa chọn địa điểm là Tòa án nơi vợ hoặc chồng đang cư trú, ở đây có thể là Tòa án nhân dân tại Huế hoặc tại Cà Mau. Còn nếu trong trường hợp bạn tiến hành đơn phương ly hôn thì cần phải nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân nơi vợ bạn đang cư trú là tại Cà Mau.
Thứ hai, nếu vợ bạn không đồng ý kí vào đơn ly hôn thì Tòa án vẫn có thể xem xét giải quyết ly hôn theo yêu cầu của một bên nếu bạn có thể chứng minh được rằng đời sống hôn nhân của mình đang trong tình trạng “mâu thuẫn trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được”. Bạn có thể tham khảo nội dung của thủ tục này tại bài viết sau đây của chúng tôi: >> Tư vấn thủ tục ly hôn theo yêu cầu của một bên.
Thứ ba, về quyền nuôi con. Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:
"1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.
2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.
3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."
Từ những quy định trên, có thể rút ra một số điều:
- Con bạn đã hơn 3 tuổi, vì vậy sẽ không còn được mặc định giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Vậy nên cơ hội được nuôi con của bạn cũng được tăng thêm.
- Khi xem xét ai sẽ là người có quyền nuôi con, Tòa án sẽ căn cứ vào nhiều yếu tố khác nhau với mục đích tìm được người có thể đáp ứng tối đa yêu cầu cho sự phát triển của đứa trẻ. Nhìn chung Tòa án sẽ dựa trên 3 yêu tố sau:
+ Điều kiện về vật chất bao gồm: Ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập…các yếu tố đó dựa trên thu nhập, tài sản, chỗ ở của cha mẹ;
+ Các yếu tố về tinh thần bao gồm: Thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước đến nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn … của cha mẹ.
+ Nguyện vọng của con: Con mong muốn được ở với ai (chỉ áp dụng với con từ đủ 7 tuổi trở lên).
Nếu bạn thực sự yêu thương con mình và có đủ khả năng chứng minh trước tòa rằng mình có thể đem lại cho con mình cuộc sống tốt đẹp hơn thì việc bạn giành được quyền nuôi con là hoàn toàn có thể.
- Bên cạnh đó, Điều 82 có quy định về nghĩa vụ, quyền của cha, mẹ không trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn. Theo đó:
"1. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ tôn trọng quyền của con được sống chung với người trực tiếp nuôi.
2. Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con.
3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.
Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó."
Nếu bạn không được trực tiếp nuôi con thì vẫn có quyền được cấp dưỡng và thăm nom cháu bé. Không ai có thể cản trở quyền này của bạn. Do vậy chúng tôi khuyên bạn nên cân nhắc. Nếu bạn thực sự có khả năng để nuôi con một cách đầy đủ nhất, điều đó là tốt. Nhưng nếu bạn thấy vợ bạn là người có thể chăm lo tốt hơn cho con mình thì bạn có thể cân nhắc vấn đề này. Vì qua thông tin bạn đưa ra, có thể việc ly hôn này xuất phát từ chuyện riêng của vợ chồng và hai vợ chồng bạn đều yêu thương con mình. Vậy nên chúng tôi mong bạn và vợ bạn có thể cân nhắc kĩ lưỡng vấn đề này vì tương lai con gái bạn.
Hi vọng phần tư vấn của chúng tôi có thể giúp ích trong vấn đề của bạn. Công ty chúng tôi chỉ tư vấn về dịch vụ pháp lý và không đi sâu vào vấn đề tình cảm gia đình. Nếu bạn muốn được tư vấn cụ thể hơn về vấn đề này, bạn có thể tìm đến những trung tâm dịch vụ tư vấn tâm lý về hôn nhân gia đình để được tư vấn một cách chuyên nghiệp và cụ thể nhất. Chúc bạn sớm vượt qua sóng gió này.
3. Chia tài sản chung khi ly hôn theo quy định thế nào?
Câu hỏi: Chào các LS Minh Gia,Em đang có một vấn đề cần xin được tư vấn giúp. Sự việc như sau: Chị Dâu em đang đi ngoại tình và giờ muốn ly dị với Anh ruột Em để chia tài sản. Tài sản chỉ có một ngôi nhà, được hình thành sau khi Anh Chị lập gia đình. Ngôi nhà này đứng tên Anh ruột Em, nhưng chủ yếu tiền là do bên gia đình em hỗ trợ. Sổ đỏ hiện đang bị ngân hàng giữ do vay cho Ba của Chị Dâu.Hiện tại bên Em muốn giữ được ngôi nhà nhiều hơn vì do công sức bên nhà em đóng góp. Em đặt trường hợp, giờ Bác ruột em đứng ra mua ngôi nhà đó với giá rất rẻ, Anh ruột em sẽ ký giấy mua bán nhà.Các luật sư tư vấn giúp Em trường hợp trên thì bên nhà em có giữ được tài sản ngôi nhà nhiều hơn không? nếu không được, nhờ các luật sư tư vấn giúp Em.Cảm ơn các luật sư !
Trả lời: Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Tại Khoản 1 Điều 29 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Vợ, chồng bình đẳng với nhau về quyền, nghĩa vụ trong việc tạo lập, chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung; không phân biệt giữa lao động trong gia đình và lao động có thu nhập”.
Như vậy, nếu đã là tài sản chung của vợ chồng thì việc sử dụng, định đoạt tài sản chung phải do cả hai vợ chồng thỏa thuận. Do vậy, anh trai của bạn không được tự mình chuyển nhượng cho người khác.
Về việc chia tài sản khi ly hôn, Điều 59 Luật hôn nhân và gia đình 2014 quy định:
“Điều 59. Nguyên tắc giải quyết tài sản của vợ chồng khi ly hôn
...
2. Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây:
a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng;
b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;
c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
d) Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.
3. Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật, nếu không chia được bằng hiện vật thì chia theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần chênh lệch.
...
5. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình.”
---
4. Ly hôn, quyền nuôi con, thay đổi người trực tiếp nuôi con quy định thế nào?
Câu hỏi: Nhờ luật sư tư vấn giúp tôi. Chồng tôi li hôn năm 2007 đến nay vợ cũ của chồng tôi muốn lập gia đình mới và không muốn nuôi con nữa vậy nay tôi muốn hỏi chồng tôi muốn nuôi con có được không ? Nhưng vợ cũ chồng tôi nữa muốn đưa con cho chồng tôi nuôi nữa không muốn đưa. Đôi lúc cô ấy còn đánh đập cháu nữa vậy bây giờ chồng tôi cần làm gì để nuôi được con. xin chân thành cảm ơn
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con
>> Thủ tục thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
Khi có căn cứ về việc người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì chồng chị có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Hiện người vợ cũ tự nguyện không muốn nuôi thì hai bên có thể thỏa thuận về việc thay đổi người nuôi con. Trường hợp người vợ cũ không tự nguyện thỏa thuận thay đổi người trực tiếp nuôi con thì phía anh chồng chị có thể đưa ra căn cứ hiện người vợ cũ có những hành vi bạo hành ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của con để yêu cầu tòa án ra quyết định thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
---
5. Căn cứ giành quyền trực tiếp nuôi con
Câu hỏi: Luật sư cho cháu hỏi, con của cháu năm nay tháng 4 vừa rồi đã tròn 3 tuổi. Vậy theo luật, cháu có được quyền nuôi con không ạ? Vì cháu đọc luật thấy có quy định là dưới 3 tuổi thì người mẹ mới được quyền nuôi con ạ. Cháu cảm ơn nhiều ạ.
Trả lời tư vấn: Chào bạn, yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Căn cứ giành quyền trực tiếp nuôi con
---
6. Thủ tục đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con
Câu hỏi: Tôi muốn ly hôn đơn phương cần những thủ tuc nào, và tôi muốn nhận quyền nuôi con ( bé được 3 tuổi ) thì có khả năng không. chồng tôi là cán bộ nhà nước. còn tôi là nhân viên cho công ty tư nhân. lương căn bản chồng tôi cao hơn tôi. tôi rất mong được nhận quyền nuôi con. Kính mong luật sư tra lời giup tôi
Trả lời tư vấn: Chào anh/chị! Đối với yêu cầu hỗ trợ của anh/chị chúng tôi đã tư vấn một số trường hợp tương tự sau đây:
>> Thủ tục đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con
Anh/chị tham khảo để giải đáp thắc mắc của mình!
---
7. Thủ tục đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con
Câu hỏi:
- Tôi muốn ly hôn đơn phương cần những thủ tuc nào, và tôi muốn nhận quyền nuôi con ( bé được 3 tuổi ) thì có khả năng không. chồng tôi là cán bộ nhà nước. còn tôi là nhân viên cho công ty tư nhân. lương căn bản chồng tôi cao hơn tôi. tôi rất mong được nhận quyền nuôi con. Kính mong luật sư tra lời giup tôi.
- Tôi có một vài điều thắc mắc muốn nhờ luật sư giải đáp giùm Tôi năm nay 27tuoi hiện nay đang sống và làm việc ở Nghệ An.Tôi lập gia đình năm 2012 nhưng hiện nay tôi và chồng đã li thân hơn 2 năm.Chúng tôi có một đứa con chung năm nay 4 tuổi.Nhưng toi có trước khi đăng kí kết hôn và con tôi mang họ mẹ.Nay tôi muốn ra tòa li hôn vậy tôi có được quyền nuôi con hay ko?.Và thủ tục như thế nào xin luật sư tư vấn giúp tôi.Chân thành cảm ơn luật sư
Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi đề nghị tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia, Đối với yêu cầu hỗ trợ của bạn chúng tôi đã tư vấn trường hợp tương tự sau đây:
>> Thủ tục đơn phương ly hôn và giành quyền nuôi con
Lưu ý: vấn đề giành quyền trực tiếp nuôi con chỉ đặt ra khi đứa con đó được coi là con chung hợp pháp của hai vợ chồng. Nếu trong giấy khai sinh của cháu có cả tên người cha thì việc đứa con mang họ bố hay họ của mẹ không anh hưởng tới quyền giành nuôi con của người chồng.
Trên đây là nội dung tư vấn về: Tư vấn về thủ tục ly hôn và giành quyền nuôi con khi ly hôn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ bạn liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được giải đáp.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất