Sau ly hôn muốn giành lại quyền nuôi con làm thế nào?
Mục lục bài viết
Năm 2010 tôi và chồng tôi kết hôn từ đó đến nay tôi cùng chồng chăm sóc và nuôi dưỡng 2 cháu mà không nhận được sự đóng góp nào từ phía người mẹ kia, chị ta còn gây khó khăn cho vợ chồng tôi bằng cách không cho mượn sổ hộ khẩu để làm thủ tục nhập học cho cháu (cháu sinh năm 2004 năm nay vào lớp 6 trái tuyến). Tôi xin hỏi liệu tôi có thể dùng tờ giấy viết tay của người vợ trước làm căn cứ để thay đổi quyền trực tiếp nuôi con có được không? Làm thế nào tôi và chồng có thể chuyển khẩu cho cháu thứ 2 về với vợ chồng tôi để thuận lợi cho việc chăm sóc cháu? Cảm ơn luật sư.
1. Tư vấn thủ tục về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật Minh Gia, chúng tôi tư vấn cho trường hợp của bạn chúng tôi tư vấn như sau:
Thứ nhất, về quyền nuôi con. Khi người mẹ đã từ chối quyền nuôi con vì không đủ điều kiện nuôi dưỡng thì lúc này người bố có thể đưa đơn ra Tòa án nhân dân huyện nơi người mẹ ruột cư trú giành quyền nuôi con. Với văn bản thỏa thuận của người mẹ là căn cứ có lợi cho người bố. Ngoài ra, người con trên 7 tuổi nên khi thay đổi người nuôi dưỡng cần phải có sự đồng ý của con, theo quy định tại Khoản 3 Điều 84 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
''...3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.''
Khi nguyện vọng của con là được ở với bố, Tòa án sẽ tuyên quyền nuôi dưỡng con trực tiếp trao cho bố, người mẹ có nghĩa vụ nuôi dưỡng.
Thứ hai, về thủ tục chuyển khẩu. Lúc này bạn nộp hồ sơ tại Công an xã (đối với tỉnh) hoặc Công an huyện, quận (đối với thành phố trực thuộc trung ương):
- Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (theo mẫu)
- Bản khai nhân khẩu (theo mẫu)
- Giấy khai sinh
- Giấy tờ chứng minh quan hệ cha con hoặc xin giấy xác nhận của UBND xã, phường nơi đăng ký khai sinh.
---
2. Khởi kiện thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn được không?
Luật sư tư vấn về vấn đề hai người thuận tình ly hôn và thỏa thuận để chồng trực tiếp nuôi con, không cần trợ cấp, hiện con đang sống ở bên ngoại và có hộ khẩu tại đây. Người vợ muốn thay đổi người trực tiếp nuôi con thông qua việc khởi kiện có được không?
Câu hỏi:
Chào luật sư.Em và chồng cũ thuận tình ly hôn năm 2015, thỏa thuận chồng nuôi con và không cần trợ cấp. (Trên thực tế con vẫn ở với ông bà ngoại cho tới ngày hôm nay, em chu cấp tất cả) bọn em tự thỏa thuận là cái gì tốt cho con thì làm, cho con về ở với ông ngoại, nhưng sau li hôn, chồng cũ không đồng ý, chỉ trả lại cháu sau khi tái hôn một thời gian. Chồng cũ tái hôn vào đầu năm 2016. Đầu năm 2017 em chuyển hộ khẩu con về bên ngoại, dưới sự đồng ý chủ hộ là bà nội cháu. Nay, em tái hôn với người nước ngoài, bởi em chỉ có hộ khẩu cháu, còn trên giấy tờ ly hôn vẫn là bố cháu, nếu bố cháu (hiện tại đang đi xuất khẩu lao động) về và giành lại cháu, em có quyền để giữ cháu không? Cháu năm nay đã 6 tuổi.Nếu em khởi kiện em có thể thành công giành lại quyền nuôi con không? Xin luật sư tư vấn giúp em. Chân thành cảm ơn luật sư đã quan tâm.
Trả lời tư vấn:
Cảm ơn chị đã tin tưởng gửi yêu cầu tư vấn tới Công ty Luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho chị như sau:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì: “2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.”
Như vậy, trường hợp của chị là khi ly hôn hai người đã thỏa thuận được về việc nuôi con sau ly hôn, việc thỏa thuận này được ghi nhận trong bản án và hai bên phải thực hiện theo thỏa thuận là chồng chị là người nuôi con.
Đối với việc khởi kiện để giành quyền nuôi con, căn cứ theo quy định tại Điều 84 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn
1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.
2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.”
Thì chị có thể khởi kiện lên Tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con, còn việc chị có giành được quyền nuôi con hay không chỉ dựa vào những thông tin mà chị cung cấp chúng tôi chưa thể đánh giá được một cách cụ thể và đầy đủ vấn đề. Vậy để đảm bảo quyền lợi tốt nhất về mình chị có thể nhờ luật sư trực tiếp xem xét và tư vấn giải quyết.
Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất