Luật sư Nguyễn Mạnh Tuấn

Tư vấn về quyền thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn

Xin chào luật sư, chô em hỏi về quyền thay đổi mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn như sau: Em có một người em lấy vợ cách đây 4 năm,sau lập gia đình được 3-4 tháng thì chồng bị mắc bệnh rối loạn tâm thần (bệnh hoang tưởng), nhưng đã điều trị khỏi, chồng hiện tại chưa có nghề ,vợ có tiệm và làm nghề uốn tóc ,có một đứa con gái 3 tuổi.

Đầu năm nay, hai vợ chồng có mâu thẫu và ra tòa khoảng 3-4 lần.Trong khi gia đình em không hề hay biết.Gần đây , em của em mới nói cho gia đình biết là ký giấy ly hôn, trong tờ ly hôn  ghi:không có tài sản chung. Đứa con gái do mẹ nuôi,còn chồng thì laị có nghề sửa máy vi tính, và đồng ý chu cấp cho con mỗi tháng 2 triệu 500 ngàn,cho đến khi 18 tuổi. Khi gia đình em biết thì không đồng ý, vì em của em không có nghề nghiệp mà lại chu cấp quá nhiều,và gia đình cũng  không có khả năng để làm điều đó,gia đình em chỉ đồng ý chu cấp cho bé theo nhu cầu kinh tế của ba bé,nhưng em của em lại không chịu như thế.

Em muốn hỏi luật sư là gia đình em sợ nếu không chu cấp tiền hàng tháng cho mẹ của bé, thì sau này mẹ bé kiện em tòa đòi tiền trợ cấp, thì lúc đó em của em có phải hoàn trả số tiền cấp dưỡng không?

Vì em của em còn 1 lần ra tòa nữa, gia đình em muốn thay đổi tiền trợ cấp và nghề nghiệp của chồng mà không có sự đồng ý của chồng có được không? Có thể cho em biết câu trả lời sớm vì sắp đến ngày em của em ra tòa lần cuối cùng. Em xin chân thành cảm ơn luật sư .

Trả lời tư vấn. Cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn tới công ty luật Minh Gia, trường hợp này chúng tôi tư vấn cho bạn như sau:

Việc quyết định mức cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn sẽ do vợ chồng thỏa thuận với nhau, trường hợp không thỏa thuận được thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định, việc quyết định mức cấp dưỡng cho con phải căn cứ vào nhu cầu thiết yếu của con và khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Điều 54 Nghị định 167/2013/NĐ – CP quy định hành vi vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, cụ thể là từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng cha, mẹ; nghĩa vụ cấp dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn theo quy định của pháp luật thì bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Ngoài ra, Điều 186Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau:

"Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm."

Việc xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi trốn tránh thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng phải căn cứ vào khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng.

Về việc thay đổi mức cấp dưỡng

Theo quy định tại Điều 116 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 về mức cấp dưỡng:

"1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.

2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".

Như vậy, người có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng là người chồng, người vợ hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng. Khi có lý do chính đáng về việc thay đổi mức cấp dưỡng thì vợ, chồng hoặc người giám hộ của người được cấp dưỡng có thể gửi đơn yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng tới Tòa án nhân dân để được giải quyết.

Trường hợp người chồng không đồng ý thay đổi mức cấp dưỡng và cũng không ủy quyền cho gia đình bạn thì gia đình bạn không có quyền yêu cầu thay đổi mức cấp dưỡng.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Liên hệ tư vấn
Chat zalo