LS Ngọc Anh

Tư vấn về quyền thăm nuôi con sau ly hôn

Xin chào Cty Luật Minh Gia! Tôi có một câu hỏi muốn nhờ quý cty tư vấn. Tôi và vợ ly hôn được 1 năm, có 1 con chung 6 tuổi và cô ấy nuôi con. Tôi muốn 1 tuần đón con 1 hôm vào thứ 7 để con chơi với bố và ông bà nội, không làm ảnh hưởng đến học hành của cháu nhưng cô ấy chỉ cho đón vài tiếng, không cho con ở với tôi qua đêm,

Đến ngày đón con lại báo đưa con đi chơi không cho đón, thay đổi giờ đón con theo ý cô ấy và không thống nhất về khung giờ, khiến tôi không thể sắp xếp được thời gian vì cứ sắp xếp công việc xong lại bị thay đổi. Tôi muốn xin tư vấn là tôi có thể làm đơn yêu cầu toà án phân xử xem có thể đón con ít nhất 1 ngày 1 đêm không? Vì tôi nghĩ điều đó đàm bảo không làm ảnh hưởng đến quyền trực tiếp nuôi con, dạy dỗ, giáo dục và học hành của con. Xin cảm ơn quý cty!

Trả lời tư vấn: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tư vấn đến Công ty Luật Minh Gia chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn cho trường hơp của bạn như sau:

Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:

“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan….”.

Để đảm bảo quyền lợi cũng như nghiã vụ về nhân thân mang tính chất bắt buộc của bậc làm cha mẹ nên pháp luật quy định sau khi ly hôn người không trực tiếp nuôi con vẫn có quyền thăm con , trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng và "cha, mẹ cùng các thành viên trong gia đình  không được cản trở người không trực tiếp nuôi con trong việc thăm nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con” ( khoản 2 Điều 83 Luật Hôn nhân và gia đình 2014). Nếu người nuôi con  gây khó, cản trở người kia đến thăm con sẽ bị coi là hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, hành vi gây khó, cản trở quyền, nghĩa vụ trong quan hệ giữa cha, mẹ và con cũng là hành vi bạo lực gia đình theo quy định tại Điểm d khoản 1 điều 2 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007.

Như vậy, Trường hợp của bạn cho thấy vợ cũ của bạn đã có những hành vi gây khó cho việc thăm nom con của bạn, bạn  hãy cho biết về hành vi vi phạm của cô ấy và có thể  thỏa thuận lại với cô ấy về lịch thăm con và vẫn đảm bảo ổn định việc sinh hoạt, học hành của con bạn.

Trường hợp không thỏa thuận được thì bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án thay đổi người trực tiếp nuôi con nếu có căn cứ cho rằng bên kia không đủ điều kiện trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục hoặc việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con bạn,từ đó thỏa thuận lại vấn đề thăm nuôi con giữa hai bên. Về vấn đề này bạn có thể tham khỏa thêm trong bài viết sau: 

Quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến Luật sư tư vấn luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

0971.166.169