Lại Thị Nhật Lệ

Tư vấn về phân chia tài sản chung và cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Cuộc sống ngày càng hiện đại, ly hôn không còn là chuyện xưa nay hiếm trong xã hội nữa. Với người trong cuộc, phần lớn các vụ tranh chấp kéo dài là do tranh chấp về chia tài sản chung khi ly hôn. Tiếp theo là về vấn đề thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Để hiểu thêm về luật hôn nhân và gia đình quy định như thế nào về vấn đề này, bạn có thể liên hệ với Minh Gia để được hỗ trợ tư vấn.

1. Luật sư tư vấn về chia tài sản và cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Bước vào cuộc sống hôn nhân có rất nhiều khó khăn đòi hỏi người trong cuộc luôn phải bình tĩnh, tỉnh táo để tìm cách giải quyết. Những mâu thuẫn trong hôn nhân là điều không thể tránh khỏi, quan trọng là giữa vợ chồng phải có sự thông cảm và chia sẻ lẫn nhau để hướng tới một tương lai hạnh phúc cho bản thân và con cái.

Tuy nhiên, đối với những cuộc hôn nhân không thể cứu vãn, vấn đề chia tài sản chung và vấn đề cấp dưỡng cho con luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của mỗi người khi xây dựng khối tài sản chung. Đã có nhiều khách hàng thắc mắc về cơ sở để chia tài sản chung như thế nào? Phân loại tài sản chung, tài sản riêng ra sao? Mức cấp dưỡng cho con bao nhiêu là hợp lý?

Để được giải đáp cụ thể các vấn đề trên quý khách hàng có thể liên hệ với Công ty Luật Minh Gia thông qua hình thức như gửi Email tư vấn hoặc liên hệ trực tiếp tới luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến để được kịp thời hỗ trợ giải đáp các thắc mắc

2. Giải quyết tình huống về phân chia tài sản và cấp dưỡng cho con khi ly hôn.

Câu hỏi: Em và vợ chung sống từ năm 2004 và có 2 cháu nhỏ, 1 bé sinh năm 2006 va 1 bé sinh năm 2015.Tài sản chung không có, tích góp đến nay bằng 0 vì e có đưa vợ nhưng đến nay xác định là không có gì vì vợ em không mua gì thể hiện bằng hiện vật từ tiền em đưa và em cũng không thể ghi chép hay yêu cầu ký nhận những lần đó.

Tài sản riêng: Nhà bố mẹ em thừa kế cho em - mẹ cho con.  Tuy nhiên cô ấy nợ nần cá nhân nên em bán nhà và giao cô cùng mẹ cô ấy sử dụng số tiền này( 750 triệu) để sinh lợi. Hiện nhà mà vợ em được thừa kế có phòng trọ và thua nhập trung bình trên 10tr/tháng. Nhà cô ấy đứng tên hiện tại do mẹ cô ấy thừa kế mẹ cho con. Nợ chung: không. Con chung: 2 con như nêu trên.Tình trạng hôn nhân: đã ly thân lần gần nhất là hơn 1 năm tính đế hôm nay. Trong quá trình sống chung đã ly thân 2 lần. Những bất đồng trong quan điểm sống, những mất mát cả 2 gây ra cho nhau dẫn đến không còn tình cảm và sự tôn trọng nhau. Em không muốn buộc tội vợ nhưng thực tế cô ấy thừa nhận với em trong những lần ngồi nói chuyện với nhau rằng cô ấy hối hận về những gì đã đối xử với em và đã làm em mất tình cảm và lòng tin. Có quá nhiều việc để nói nhưng về cơ bản là em không còn tình cảm với vợ và cô ấy cũng chấp nhận sẽ ly hôn.Vợ em yêu cầu gần đây nhất là sẽ ly hôn và yêu cầu e trợ cấp 1 tháng 3tr. Trong khi em có thể bị đuổi khỏi nhà đang ở bất kỳ lúc nào tuỳ vào tâm trạng cô ấy (nhà của vợ em). Em có thể bị bệnh và cần tiền mua thuốc ( e vừa mổ nội soi hết 10 tr) nhưng đến nay em không có tài sản riêng nào vì đã đưa cô ấy hết. Một năm tiền bảo hiểm của con 22tr em có trách nhiệm đóng thay ông bà ngoại của bé vì họ mua nhưng nay không có khả năng đóng tiếp và em cũng không có thông tin còn 2 hay 3 năm nữa mới kết thúc. Đối với  Con bé sinh năm 2006, em đi làm và đưa tiền nuôi con ăn học đến nay. Tuy nhiên vợ em cho rằng em đưa không đủ để cô ấy nuôi con. Em xin luật sư hướng dẫn em để em hoặc con em có được quyền lợi hợp pháp về thừa kế tài sản của em đã đưa vợ em nếu em đồng ý cho con hết số tiền đó trong trường hợp vợ e nuôi 2 con. Và e cần trợ cấp cho mẹ con họ nữa không.Hoặc em có trách nhiệm nuôi 1 con thì em phải lam sao để có lại số tiền kia để có thể mua nhà cho con em có chỗ ăn học. Mong luật sư hồi âm sớm. 

Trả lời: Cảm ơn bạn đã tin tưởng gử câu hỏi tư vấn đến công ty Luật Minh Gia. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:

Căn cứ theo Điều 33 Luật hôn nhân và gia đình quy định về tài sản chung của vợ chồng:

"1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.

..."

Như vậy, tài sản được hình thành trong thời kì hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng trừ trường hợp tặng cho riêng và thừa kế riêng.

Thứ nhất, nhà và đất vợ bạn được mẹ tặng cho riêng hoặc được thừa kế của mẹ, vợ bạn đứng tên một mình trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở do đó nó được xác định là tài sản riêng của vợ bạn, khi ly hôn bạn không có quyền yêu cầu chia. 

Thứ hai, đất và nhà của bạn được hình thành trong thời kì hôn nhân tuy nhiên nguồn gốc của đất là được tặng cho riêng và thừa kế của bố mẹ đẻ do đó được xác định là tài sản riêng của bạn. Tuy nhiên, bạn đã bán nhà và đưa tiền cho vợ chi tiêu, kinh doanh do đó khối tài sản riêng đã được sáp nhập vào tài sản chung do đó khi ly hôn thì bạn có quyền yêu cầu phân chia tài sản chung. Bạn phải cung cấp được chứng cứ chứng minh, giấy tờ tài liệu về khối tài sản chung do hai bên tạo lập được. Khi phân chia tài sản chung theo nguyên tắc Tòa án sẽ chia đôi tuy nhiên có căn cứ vào công sức đóng góp, mức độ vi phạm ...

Theo Điều 81 Luật hôn nhân gia đình 2014 quy định thì khi ly hôn vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Tòa án sẽ căn cứ vào điều kiện kinh tế và điều kiện về tinh thần của bố và mẹ để xác định người trực tiếp nuôi con. Điều kiện về kinh tế như: mức thu nhập hàng tháng, tài sản hiện có và nhà ở hợp pháp …Điều kiện về tinh thần: cách sống, cách giáo dục của bố mẹ đối với con, thời gian quan tâm chăm sóc, đạ đức của hai bên … Người con thứ nhất của bạn hiện nay đã trên 7 tuổi thì Tòa án phải xem xét nguyện vọng và ý chí của con.

Đối với con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Sau khi ly hôn bố mẹ vẫn có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Người không trực tiếp nuôi dưỡng có trách nhiệm cấp dưỡng cho con đến khi con thành niên (đủ 18 tuổi). Về mức cấp dưỡng nuôi con quy định tại Điều 53 Luật Hôn nhân và gia đình như sau: "Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc người giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng... Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu tòa án giải quyết”.

Mức cấp dưỡng sẽ do hai bên thỏa thuận, trong trường hợp không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tòa án sẽ căn cứ vào mức thu nhập hàng tháng của bạn, những người bạn có trách nhiệm nuôi dưỡng và chi phí sinh hoạt, học phí của con bạn trên thực tế để đưa ra một mức cấp dưỡng hợp lý.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề bạn quan tâm. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ qua Email hoặc gọi điện đến luật sư tư vấn luật trực tuyến để được giải đáp, hỗ trợ kịp thời.

Liên hệ để được hỗ trợ nhanh nhất

Đặt câu hỏi tư vấn
Chat zalo